Kinh tế

Nông nghiệp

Gia Lai: Cần cây giống mắc ca thực sinh khỏe, để Xuân 2020 ghép cành

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cây giống mắc ca phải trải qua 2 công đoạn, chăm sóc cây thực sinh khỏe (gieo thẳng từ hạt lên), sau đó ghép với cành đã được công nhận cây đầu dòng.

 

Ông Dương Văn Nghiệm, thôn Hưng Bình, xã Ia Yók, huyện Ia Grai (Gia Lai), cho biết, ông có 1 ha vườn ươm cây giống. Hiện, đã có 32 vạn cây giống thực sinh, để chuẩn bị ghép với cây bố mẹ, vào đầu Xuân Canh Tý 2020.

 

Bà con trong vùng tham quan vườn cây giống măc ca của ông Nghiệm
Bà con trong vùng tham quan vườn cây giống măc ca của ông Nghiệm



Theo đó, để có cây giống mắc ca thực sinh khỏe, phải đặt hàng với chủ vườn, chọn hạt chín đều, khi tách lớp vỏ xanh, nhìn trong lòng vỏ, thấy màu socola, như màu hạt, mới hái quả và tách vỏ lấy hạt.

Nếu chưa đến độ chín như vậy (nghĩa là hạt đang non), thì cây thực sinh không khỏe, phải chăm sóc trong vườn giống lâu hơn. Mặt khác, cây thực sinh khỏe, ghép với cây đầu dòng “chuẩn”, sẽ nhanh cho trái, chất lượng quả cũng tốt hơn. Vì lý do trên, các chủ vườn ươm có kinh nghiệm, đều phải đến tận nơi, kiểm tra thấy quả đạt mới cho thu hái.

Sau khi chọn hạt giống, nếu là hạt tươi phải ngâm nước 48h, hạt khô 72h, sau đó, phơi nắng 1 h, và cho vào cát ủ, để hạt tách nứt và nảy mầm. Khoảng 2 tháng sau, khi cây đã cao 15 - 20cm, phải cho vào bầu, tiếp tục chăm sóc 8 – 10 tháng nữa, mới ghép với cây bố mẹ đã được công nhận là cây đầu dòng.

Theo đó, giá bán tại vườn, hạt mắc ca giống 120.000 đồng/kg, mắc ca thường 100.000 đồng/kg, 32 vạn cây giống nói trên, tương đương 3,2 tấn hạt, giá 400 triệu đồng.

Công đoạn thứ hai, đặc biệt quan trọng, đó là, phải đến các cơ sở cây giống bố mẹ, có uy tín như Vinamaca, Anh Quân, Minh Đại (Đắk Lắk), Dương Hùng (Gia Lai), hoặc các chủ vườn ươm tin cậy trên địa bàn Tây Nguyên để mua cành ghép.


 

 Ông Nghiệm đang kiểm tra vườn ươm cây giống mắc ca thực sinh
Ông Nghiệm đang kiểm tra vườn ươm cây giống mắc ca thực sinh



Làm đúng quy trình trên, sẽ có cây giống mắc ca chuẩn, người dân không phải rơi vào thảm cảnh, sau 7 – 8 năm trồng, chăm sóc, mỏi mắt ngóng trông, mắc ca vẫn không ra trái, đành phải ngậm ngùi chặt bỏ, như các nhà vườn ở Tây Nguyên thời gian qua.

“Hiện, gia đình đang chăm sóc vườn cây giống mắc ca thực sinh, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, dự kiến, sau Tết Nguyên đán 2020, sẽ tiến hành ghép chồi. Sau khi ghép xong, phải chăm sóc cây 4 – 6 tháng nữa mới trồng được.

Trước mắt, sau khi có cây giống, sẽ trồng xen với cà phê, và xung quanh vườn ươm, đồng thời, xuất bán cho bà con quanh vùng”, ông Nghiệm cho biết.

Theo Dương An Như (KTNT)

Có thể bạn quan tâm