
Đây là kết quả kiểm kê do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiến hành trong năm 2020-2021 và một số địa phương cập nhật số liệu trong năm 2024. Kết quả có 785/1.576 thôn, làng, tổ dân phố thuộc 201/220 xã, phường, thị trấn và Bảo tàng tỉnh có cồng chiêng; 16 xã, phường không có cồng chiêng; 2 xã không thực hiện kiểm kê cồng chiêng là Ia Tiêm và Kông Htok (huyện Chư Sê).

Trong tổng số 4.576 bộ cồng chiêng còn lưu giữ, dân tộc Bahnar còn 1.695 bộ, Jrai còn 2.827 bộ, các nguồn khác 54 bộ. Huyện Ia Grai vẫn là địa phương lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất tỉnh với 748 bộ và 29 chiếc chiêng lẻ; tiếp đến là huyện Kbang còn 692 bộ và Kông Chro còn 535 bộ.

Puih H’Nir: Nghệ nhân Jrai một đời gắn bó với cồng chiêng

Gia Lai xác lập kỷ lục đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên đông nhất Việt Nam
.