Văn hóa

Gia Lai: Tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch số 3632/KH-UBND về triển khai thực hiện chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của kế hoạch là tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, linh hoạt với nhiều mô hình, từ đó hình thành thói quen, phát triển năng lực tự học, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

Học tập tại thư viện đã trở thành nhu cầu của nhiều độc giả, nhất là các em học sinh. Ảnh: Lam Nguyên

Học tập tại thư viện đã trở thành nhu cầu của nhiều độc giả, nhất là các em học sinh. Ảnh: Lam Nguyên

Đối với hệ thống thư viện, kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể gồm: Phấn đấu đến năm 2025, thư viện cấp tỉnh, 70% thư viện công cộng cấp huyện, 40% thư viện công cộng cấp xã, 90% thư viện phân hiệu trường đại học, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 70% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh có cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Đến năm 2030 đạt 100%, 90%, 60%, 100%, 100% và 90% các chỉ tiêu tương ứng nêu trên.

Đồng thời, đến năm 2025, thư viện cấp tỉnh, 60% thư viện công cộng cấp huyện, 20% thư viện công cộng cấp xã, 90% thư viện phân hiệu trường đại học, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 70% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh có ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Đến năm 2030, đạt 100%, 70%, 30%, 100%, 100%, 80% các chỉ tiêu tương ứng nêu trên. Phấn đấu đến năm 2025 số lượt người sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết tăng bình quân 10% mỗi năm; đến năm 2030 tăng 10%-15% mỗi năm.

Các em học sinh tìm hiểu thực tế tại "bảo tàng mở" Thiên đường Tây Nguyên (Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku). Ảnh: Lam Nguyên

Các em học sinh tìm hiểu thực tế tại "bảo tàng mở" Thiên đường Tây Nguyên (Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku). Ảnh: Lam Nguyên

Đối với hệ thống bảo tàng, đến năm 2025 phấn đấu đạt 70% và đến năm 2030 phấn đấu đạt 100% bảo tàng xây dựng và triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật cho mọi người dân, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên gắn với khung kiến thức, kỹ năng sống phù hợp và ứng dụng giới thiệu trưng bày các chuyên đề trên không gian số. Cùng với đó, đến năm 2025 phấn đấu số lượt khách tham quan chọn bảo tàng để nghiên cứu, học tập tăng bình quân 10% mỗi năm. Đến năm 2030, tăng bình quân 10-15% mỗi năm.

Đối với hệ thống trung tâm văn hóa các cấp, đến năm 2025 phấn đấu đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100% trung tâm văn hóa cấp tỉnh, trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao cấp huyện, thị xã, thành phố tổ chức, hỗ trợ nhu cầu hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với từng nhóm lứa tuổi, sở thích.

Ngoài ra, đến năm 2025, hệ thống trung tâm văn hóa các cấp phấn đấu đạt 70% và đến năm 2030 đạt 100% trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, nhà văn hóa-khu thể thao thôn có lớp năng khiếu, câu lạc bộ, nhóm sở thích, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút người dân đến tham gia sinh hoạt phục vụ việc đẩy mạnh học tập suốt đời.

Có thể bạn quan tâm