Nữ thạc sĩ trồng 10 vạn gốc hoa hồng, luật sư Hà thành trồng cả đồi hoa hồng hay cử nhân lâm nghiệp vay nặng lãi trồng hoa hồng,... là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất năm 2017, khi phong trào khởi nghiệp từ hoa hồng nở rộ. Nhờ vào đam mê cộng với niềm tin mà không ít người thu được tiền tỷ từ cây hoa hồng.
Thức trắng đêm, vay nặng lãi trồng hoa hồng
Mấy năm gần đây, việc trồng vài gốc hay vài chục gốc hồng để chơi hoa có lẽ là niềm đam mê của rất nhiều người. Thế nhưng, từ đam mê đến dồn hết tâm sức tiền của để khởi nghiệp từ hoa hồng thì mới rộ lên thành trào lưu vào năm 2017.
Còn nhớ, vào hồi đầu năm, giới đam mê hoa hồng xôn xao về đồi hoa hồng hàng vạn gốc ở Hà Nội của chị Bùi Thanh Hằng (Hằng Karose). Chị vốn là một luật sư, Giám đốc Pháp chế cho một tập đoàn viễn thông của Thuỵ Điển - phụ trách 4 nước khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, vì niềm đam mê hoa hồng từ nhỏ, đặc biệt là hoa hồng nội, nên lớn lên, chị dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để sưu tầm giống hồng nội về trồng trong vườn nhà.
Khởi nghiệp từ hoa hồng đang là trào lưu nở rộ vào năm 2017 |
Theo chị, trồng cây cũng cần đặt cả tâm hồn mình vào đó mới giúp cây khỏe mạnh. Trong suốt hai năm, từ khi quyết tâm phát triển vườn hồng với số lượng lớn, hầu như đêm nào chị cũng chỉ ngủ 3-4 tiếng.
Cứ thế, ngày qua ngày, tích tiểu thành đại, khu vườn đồi rộng 10.000 m2 ở Thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội) được chị trồng kín các loại hồng quế, hồng nhung, hồng cổ Sapa, hồng vân khôi, hồng bạch,... Tiếp đó, chị trồng và phát triển thêm một vườn hồng ở Hòa Bình và 2 vườn nữa ở Hưng Yên. Kết quả, chị Hằng Karose đã sở hữu riêng cho mình khoảng trên 20.000 gốc hoa hồng nội các loại.
Cũng có chung niềm đam mê hoa hồng, chị Hằng Ruby - nữ thạc sĩ nông nghiệp (Gia Lâm, Hà Nội) cũng dồn toàn bộ thời gian, tâm sức, tiền của để đi khắp nơi trong và ngoài nước sưu tầm khoảng 600 giống hồng nội và ngoại để trồng trong vườn nhà ở Gia Lâm.
Khi thành công với khu vườn hồng ở Gia Lâm, chị Hằng Ruby tiếp tục dồn toàn bộ tiền của mình có để mở rộng diện tích, trồng thêm các vườn hồng ở Bắc Ninh, Mê Linh, thậm chí lên cả Mộc Châu, Hoà Bình trồng hoa hồng.
Nhiều người chọn trồng hoa hồng là nghề tay trái, nhưng cũng có người quyết tâm bỏ việc để dồn hết tâm sức cho loài hoa này |
Chị Hằng Ruby chia sẻ, suốt những ngày đầu khởi nghiệp, cơm trưa không kịp ăn, cả đêm nghiên cứu tài liệu, ghi chép những đặc tính của hoa hồng,... vì niềm đam mê. Đáp lại khoảng thời gian vất vả đó, vợ chồng chị giờ sở hữu số lượng hoa hồng cực khủng, lên tới hàng 100 ngàn gốc hoa.
Đáng chú ý hơn, chị Nguyễn Thị Tuyết ở Tây Hồ (Hà Nội) còn âm thầm nghỉ việc, giấu bố mẹ đi vay nặng lãi lấy tiền mua hoa hồng về trồng cùng chỉ vì niềm đam mê. Đến nay, vườn hồng của chị có tới 6.000 gốc gồm các giống hồng cổ, hồng bụi, tree rose,...
Thu tiền tỷ từ hoa hồng
Khởi nghiệp nông nghiệp đang trở thành trào lưu những năm gần đây, thế nhưng không phải ai cũng thành công, gặt hái được quả ngọt khi bước vào con đường khỏi nghiệp. Song, 2017 có thể nói là năm thắng lớn của những người khởi nghiệp từ hoa hồng.
Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp đầy khó khăn của mình, chị Tuyết tâm sự, chị tốt nghiệp đại học Lâm nghiệp Thái Nguyên, sau khi ra trường xin làm ở một công ty nhà nước với mức thu nhập khá ổn. Thế nhưng, yêu thích trồng hoa hồng, lại thấy thú chơi hoa hồng ở thành thị c
Nắm bắt được trào lưu chơi hoa hồng cảnh nên nhiều người thu được tiền tỷ từ cây hoa hồng |
“Lúc đó, để có tiền mua hồng ngoại nhập từ Anh, Thái Lan, tôi chấp nhận đi vay nặng lãi khoản tiền 50 triệu đồng làm vốn với mức lãi suất 10%/tháng. Số tiền này tôi dùng đặt mua các giống hồng Anh. Ngoài ra, tôi còn bay sang Thái Lan để tự mình chọn mua những cây hồng đẹp nhất”, chị nói. Khi công việc ổn định, chị mới dám về quê thú nhận với bố mẹ chuyện nghỉ việc để đi trồng hoa hồng.
Sau 3 năm miệt mài với cây hồng, đến nay, chị Tuyết đã có những thành công nhất định khi vườn hồng của chị cho doanh thu hàng tỷ đồng, giúp chị có cuộc sống ổn định và bắt đầu tính chuyện làm sản phẩm chế biến từ cây hoa hồng để mở rộng thị trường.
Tương tự, chọn khởi nghiệp từ hoa hồng là nghề tay trái - nhưng theo chị, nếu trồng để bán bông hay bán gốc thì hiệu quả kinh tế không cao, còn chị lại muốn tạo ra giá trị gia tăng từ hoa hồng. Thế nên, từ hơn 2 vạn gốc hồng nội của mình, chị Hằng Karose thu được một lượng lớn cánh hoa để chưng cất nước hoa hồng để dưỡng da.
Nhiều người muốn tạo giá trị kinh tế cao bằng cách chưng cất nước hoa hồng |
Từ ý tưởng đó, trong suốt hai năm trở lại đây, chị tập trung phát triển vườn hồng, dồn hết thời gian rảnh và tâm huyết của mình tạo ra những sản phẩm từ những đóa hồng trong vườn. Đặc biệt, giai đoạn chưng cất thử, chị phải thử đi thử lại nhiều lần,... và cuối cùng, chị đã tìm ra được một công thức chuẩn nhất, khiến nhiều khách hàng "nghiện": nước hoa hồng của chị không chứa kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không nhiễm nấm và các loại vi sinh vật gây hại. Sản phẩm 100% nguyên chất, không chứa cồn hay bất kỳ phụ gia hay chất bảo quản nào.
Nhờ đó, mỗi tháng, chị bán ra thị trường khoảng 2.000 lọ nước hoa hồng, doanh thu tới 250 triệu đồng/tháng. Tính ra một năm cũng thu được 3 tỷ đồng.
Cũng nhờ nhanh nhạy nắm bắt được thị trường mà chàng trai 9X Trần Văn Đô (Hà Nội) có thể thu được 100-150 triệu đồng/kg từ bán cây hoa hồng trên mạng và mở rộng quy mô các cửa hàng cũng như vườn hồng của mình. Hay như 9X Phạm Thiên Trang nhờ khởi nghiệp từ bán hoa hồng qua facebook nay cô đã có vườn hồng trị giá 5 tỷ đồng giữa Thủ đô. Còn chị Hằng Ruby có thể tự tin nhân các dự án trồng hoa hồng khủng tại các khu du lịch, khu sinh thái trên khắp cả nước.
Băng Dương (Vietnamnet)