Văn hóa

Hội thảo Di tích lịch sử điểm máy bay bị thiếu niên Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung bắn rơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-10, tại xã Ia Hrung, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học Di tích lịch sử điểm máy bay bị thiếu niên Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung, huyện Ia Grai bắn rơi.

Chủ trì hội thảo khoa học có các ông: Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh; Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai.

z5941880137534-200fed5680a50d41b41c702d2cee41d3-3792.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: P.D

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Ia Grai; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh, huyện, xã; nhà nghiên cứu và nhân chứng lịch sử.

Dự thảo hồ sơ lý lịch di tích gồm 13 nội dung: Tên gọi di tích; địa điểm và đường đến di tích; phân loại di tích; sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm của di tích; sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích; khảo tả di tích; sơ đồ phân bố di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích; thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích; phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích; kết luận; tài liệu tham khảo; nhân chứng.

z5941877663573-1ef09c5518cd12ed0b599a6f833e91b5-5688.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh tham gia ý kiến tại hội thảo. Ảnh: P.D

Theo đó, về tên gọi được đề xuất là “Địa điểm máy bay Mỹ bị Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung bắn rơi”. Di tích thuộc làng Maih (xã Ia Hrung) và thuộc loại hình di tích lịch sử. Các nhân chứng đều thống nhất: Có 3 du kích liên quan trực tiếp đến việc bắn hạ chiếc trực thăng Mỹ ngày 12-5-1970 ngay trên chính quê hương mình. Cả 3 du kích đều người Jrai, đều ở làng Maih và đều đã mất.

Xác chiếc máy bay trực thăng bị du kích làng Maih bắn hạ không còn hiện hữu, sau ngày 12-5-1970. Địa điểm máy bay Mỹ bị du kích làng Maih bắn rơi năm 1970 hiện là bãi đất trống. Cho đến trước năm 2024, các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và huy gía trị di tích chưa chính thức được đặt ra, trừ một số văn bản mang tính thủ tục nhằm tiến đến việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ, đề nghị UBND tỉnh công nhận nơi này là di tích cấp tỉnh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia ý kiến nhằm làm rõ thông tin về du kích Puih Glớ; tên gọi di tích; thời gian, địa điểm du kích xã bắn rơi máy bay Mỹ… Theo đó, các ý kiến đều thống nhất với tên gọi: Di tích lịch sử địa điểm máy bay Mỹ bị du kích Puih Glớ (B6) và đồng đội bắn rơi năm 1970.

z5941883022622-1406e01150d710c2141ae54b4f7a3bea-9417.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: P.D

Kết luận hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh nhấn mạnh về ý nghĩa lịch sử của sự kiện du kích Puih Glớ cùng đồng đội bắn rơi máy bay Mỹ và việc di tích được công nhận sẽ trở thành “địa chỉ đỏ”, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Do đó, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh đề nghị, đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến của đại biểu tại hội thảo, nghiên cứu những nội dung phù hợp, sớm hoàn chỉnh hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Có thể bạn quan tâm