Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Hơn 150.000 người phá rừng làm nông nghiệp ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
150.000 người ở các tỉnh Tây Nguyên phá rừng làm nông nghiệp là thống kê mới nhất của Ban Kinh tế Trung ương. Theo đó, có hơn 350.000 ha đất rừng bị chiếm dụng trái phép trong nhiều năm qua.

Lực lượng kiểm lâm phát hiện phá rừng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng để sản xuất nông sản. Ảnh: M.VINH
Lực lượng kiểm lâm phát hiện phá rừng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng để sản xuất nông nghiệp. Ảnh: M.VINH
Các số liệu này được đưa ra tại hội nghị "Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đang sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên" diễn ra ngày 9-7 tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Hội nghị do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.
Theo đó, hàng trăm ngàn người dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp trên đất rừng không được thừa nhận pháp lý, không được thừa nhận về đăng ký hộ khẩu và không được hưởng các chính sách của Nhà nước, thu nhập khó khăn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn Tây Nguyên.
Diện tích đất nông nghiệp trên đất rừng hình thành từ các nguyên nhân: đất nông nghiệp được người dân sản xuất lâu đời xen kẽ trong các lâm trường trước đây; các công ty, ban quản lý nhận giao khoán bảo vệ rừng nhưng để người dân sử dụng sau mục đích chuyển sang đất nông nghiệp; xấm lấn rừng trái phép nhằm chiếm dụng đất trồng nông sản; người dân chiếm đất rừng trong quá trình di cư tự do.
Tại hội nghị, các chuyên gia còn nêu các số liệu đáng chú ý: 13% diện tích rừng đã bị mất trong 3 năm từ 2014-2017, toàn bộ diện tích này bị sử dụng trái phép để trồng cây công nghiệp. Tính từ năm 2010-2019 hơn 350.000 ha rừng bị mất.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát nêu các giải pháp để chống mất rừng do người dân lấn chiếm để sản xuất đất nông nghiệp, trong đó có việc xây dựng phương án sử dụng đất đến năm 2030 tại vùng Tây Nguyên, đảm bảo đất rừng được sử dụng đúng mục đích.
Mặt khác, xác định ranh giới rừng bị mất, thống kê hộ dân cùng tài sản trên đất rừng để thực hiện giải pháp chống mở rộng diện tích xâm lấn rừng trước khi có phương án tái định canh, định cư. 
Đề nghị Chính phủ xây dựng đề án tổng thể giải quyết tình trạng sản xuất nông nghiệp trên đất rừng và xác định rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền các cấp và các cá nhân, tổ chức nhận giao khoán bảo vệ rừng...
MAI VINH (TTO)

Có thể bạn quan tâm