Các nhà nghiên cứu cho biết, mặt trăng có phần đuôi "giống sao chổi" khổng lồ, không nhìn thấy bằng mắt thường, tạo thành từ hàng triệu nguyên tử natri.
Mặt trăng có phần "đuôi" giống như sao chổi khổng lồ. Ảnh: AFP |
Theo một nghiên cứu được công bố tuần trước trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý Hành tinh, trong khi bề mặt mặt trăng bị tác động bởi gió mặt trời, thì các photon UV và các thiên thạch, các nguyên tử được giải phóng do va chạm sẽ bị áp suất ánh sáng đẩy vào "đuôi một ngôi sao chổi khổng lồ" đối diện mặt trời.
"Gần trăng non, những nguyên tử này gặp phải lực hấp dẫn của trái đất và tập trung thành một chùm có mật độ tăng cường" - các nhà vật lý thiên văn của Đại học Boston viết trong báo cáo tóm tắt.
Khi trăng non dịch chuyển giữa trái đất và mặt trời, "chùm tia" của cấu trúc đang chảy xuống sẽ bắn xung quanh bầu khí quyển của trái đất cũng như ra ngoài không gian.
Mặc dù phần "đuôi sao chổi" của mặt trăng không thể nhìn thấy bằng mắt thường - do ánh sáng mặt trời phản chiếu từ bề mặt mặt trăng có lẽ sáng hơn hàng triệu lần - nhưng có thể quan sát bằng cách sử dụng máy ảnh có bộ lọc điều chỉnh ánh sáng màu cam do các nguyên tử natri phát ra.
Trong khi máy quang phổ trên mặt đất phát hiện các nguyên tử natri trong bầu khí quyển mỏng của mặt trăng vào năm 1998, dữ liệu thu thập từ máy chụp toàn bầu trời của Đài quan sát thiên văn El Leoncito (Argentina) đã tiết lộ chi tiết về những thay đổi đối với hình dạng và độ sáng.
Tiến sĩ Luke Moore - nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Đại học Boston và là đồng tác giả của nghiên cứu - nói với Fox News hôm 6.3 rằng, Phòng thí nghiệm Khoa học Hình ảnh của Đại học Boston duy trì một mạng lưới toàn cầu gồm các máy ảnh tương tự - đóng vai trò quan trọng đối với nghiên cứu.
Ông nói: “Mạng lưới này trở nên lý tưởng để nghiên cứu vết đen mặt trăng, hay còn gọi là đuôi natri mặt trăng, có thể được nhìn thấy gần trăng non vì chúng hoạt động liên tục. Do đó, trong khi nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu sự biến đổi dài hạn của vết đen mặt trăng từ một địa điểm, thì cũng có thể nhìn thấy đuôi mặt trăng đồng thời từ nhiều đài quan sát".
Sau quá trình nghiên cứu lâu dài, các nhà khoa học đã tìm ra mối tương quan giữa độ sáng của vết đen mặt trăng và tốc độ sao băng va vào hành tinh, kiểm soát độ sáng và nhấp nháy của điểm đó.
Trong khi các trận mưa sao băng hàng năm có thể trùng hợp với một chùm sáng hơn, các tác động bởi các thiên thạch lẻ tẻ có liên quan chặt chẽ hơn đến độ sáng của nó - có thể là do lượng năng lượng mà chúng tạo ra.
https://laodong.vn/the-gioi/kham-pha-kinh-ngac-ve-mat-trang-886534.ldo
Theo Song Minh (LĐO)