Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Khánh Hòa: Cá voi nặng 400 kg dạt vào bờ biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 31-10, Ủy ban Nhân dân xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, xác nhận: Người dân sinh sống ven bờ biển thôn Tân Đức Đông, xã Vạn Lương đã phát hiện một con cá voi bị thương rất nặng trôi dạt vào bờ.
 

Người dân xã Vạn Lương chuẩn bị thờ cúng cá ông. Ảnh: Bình Nguyên
Người dân xã Vạn Lương chuẩn bị thờ cúng cá ông. Ảnh: Bình Nguyên

Theo tín ngưỡng của ngư dân, cá voi được gọi là cá ông. Cá ông dạt vào bờ biển thôn Tân Đức Đông có chiều dài trên 3 mét, nặng khoảng 400 kg, da màu xám đen. Theo người dân địa phương, khi phát hiện, cá ông đã không thể cử động được nữa do bị thương rất nặng ở vùng bụng và lưng. Người dân địa phương đã cùng nhau đưa cá ông vào lăng để thờ cúng theo phong tục.

Theo Thạc sĩ Lê Văn Hoa-Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, tùy theo kích thước của cá ông lớn hay nhỏ mà có những hình thức chôn cất khác nhau. Với niềm tin tín ngưỡng cá ông tối thượng, ngư dân đầu tiên được nhìn thấy cá ông lụy sẽ rất được phước. Vì không phải ngẫu nhiên và cũng không dễ có được niềm vinh hạnh hiếm hoi, thiêng liêng đó. Theo truyền thống, người đầu tiên bắt gặp cá ông lụy nghiễm nhiên được xem như là "con trai trưởng" của cá ông và phải chịu tang trong ba năm. Khi thờ cúng, "con trai trưởng" của cá ông đầu chít khăn đỏ, đội mũ rơm và mặc áo chế đại tang.

Hiện nay, tại các làng biển ở Khánh Hòa, nhiều lăng vẫn còn bộ cốt cá ông với kích thước lớn; ngư dân phải dựng hòm kính để thờ trong lăng. Những bộ xương cá ông này đã trở thành linh vật của làng quê; đồng thời là niềm tự hào của cả cộng đồng. Điều đó lý giải vì sao tục thờ cá ông trở thành di sản văn hóa đặc trưng của mỗi làng quê miền biển.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm