Thời sự - Bình luận

Khi 'không tham của rơi' trở thành văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những cá nhân không tham của rơi đều được những đơn vị - nơi mà những người này làm việc vinh danh, khen thưởng; có người còn được công ty, đơn vị bố trí công việc ở vị trí tốt hơn vị trí công việc cũ.

Điều này làm người viết nhớ lại câu chuyện nhân viên một cửa hàng xăng dầu TP.Đông Hà, Quảng Trị đã "nhờ vả" cơ quan chức năng và cộng đồng mạng giúp tìm cho được người đánh rơi hơn 19 triệu đồng để trả lại. Đó là anh Nguyễn Thanh Cảnh (31 tuổi, trú P.Đông Lễ).

Anh Cảnh (bìa phải) trả lại tiền cho người đánh rơi. Ảnh: THANH LỘC

Anh Cảnh (bìa phải) trả lại tiền cho người đánh rơi. Ảnh: THANH LỘC

Vào lúc 19 giờ ngày 7.8, khi đang làm việc tại cửa hàng xăng dầu Sepon - Quảng Trị (187 Lê Duẩn, TP.Đông Hà), anh Cảnh phát hiện xấp tiền ai đó đánh rơi trước cửa hàng. Anh đã mang xấp tiền trình báo với công ty cũng như cơ quan chức năng để tìm người đánh rơi. Thông tin trên được cộng đồng mạng chia sẻ nhanh chóng nhằm giúp khổ chủ sớm tìm đến nhận lại.

Tháng 11 năm ngoái, trên đường đi làm về, chị Nguyễn Thị Tuyên (34 tuổi, trú TP.Đông Hà, nhân viên Nhà máy viên nén năng lượng Cam Lộ) nhặt được chiếc túi có 7,5 chỉ vàng. Dù cảnh nhà khó khăn nhưng chị vẫn tìm người đánh rơi trả lại.

Những cá nhân không tham của rơi đều được những đơn vị - nơi mà những người này làm việc vinh danh, khen thưởng; có người còn được công ty, đơn vị bố trí công việc ở vị trí tốt hơn vị trí công việc cũ.

Những đồng nghiệp khác của tôi ở Báo Thanh Niên cũng thường xuyên đăng tải những thông tin về những người tốt, việc tốt tương tự như thế.

Có người "xét nét" kiểu hành vi nhặt được của rơi là điều rất bình thường. Chuyện trả lại của rơi là chuyện thường tình của một người lương thiện, nhưng khi điều đó đã trở thành văn hóa của doanh nghiệp, của người dân thì quả rất đáng… đưa tin. Trả lại của rơi, họ nhận được "món quà" lớn lao hơn, đó là sự tôn trọng. Còn với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, việc khởi tạo, nuôi dưỡng và phát triển văn hóa không tham của rơi trong đơn vị sẽ lợi cả đôi đường. Bởi đến của rơi, người lao động còn không tham thì chẳng cớ gì họ lại sai quấy trong doanh nghiệp mình. Giá trị là ở chỗ đó.

Có thể bạn quan tâm