Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Ký họa lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

1. Ký họa, như tên gọi của thể loại này, đã nói rõ tính chất vẽ nhanh, cập nhật, thực tế, người thực, việc thực, cảnh thực, tình huống thực nóng hổi như một loại báo chí bằng hội họa.

 

Tội ác của giặc Mỹ phá cầu Niệm 7.9.1972. Tác giả: NGUYỄN QUỐC THÁI
Tội ác của giặc Mỹ phá cầu Niệm 7.9.1972. Tác giả: NGUYỄN QUỐC THÁI



Đặc điểm nổi bật của ký họa là tính hiện thực, cho nên ngoài nghệ thuật thì nó còn có tính tuyên truyền, giáo dục, tính chính trị. Chính tính thực của ký họa làm cho nó sống mãi. Chính tính thực của ký họa làm cho nó trở thành một kiểu viết sử bằng hội họa, một kiểu lưu giữ ký ức.

Bức chân dung mỹ thuật Việt Nam hiện đại không thể thiếu thể loại ký họa chiến tranh. Khởi đầu chính là những bức ký họa trong kháng chiến chống Pháp của thầy trò khóa Tô Ngọc Vân cho đến ký họa của các họa sĩ ở cả hai miền Nam và Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam luôn song hành cùng lịch sử dân tộc cũng chính ở điều này.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ký họa chiến tranh lại trở thành thể loại chủ đạo của mỹ thuật Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cho thấy, ký họa là thể loại thích nghi và phù hợp với hoàn cảnh một cách hoàn toàn tự nhiên. Cuộc sống trong giai đoạn chiến tranh đầy khó khăn gian khổ, họa phẩm thiếu thốn, thời gian không có nhiều.


 

 Đường Trường Sơn trên thủy. Tác giả: NGUYỄN THANH CHÂU
Đường Trường Sơn trên thủy. Tác giả: NGUYỄN THANH CHÂU



Bên cạnh đó là nhịp sống luôn biến động, di chuyển thay đổi liên tục nên các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa… đòi hỏi thời gian sáng tác lâu là không thể. Chỉ có ký họa trên giấy bằng bút sắt, bút chì, than hoặc điểm màu nước mới bắt kịp những diễn biến của cuộc chiến.

Chỉ chiến tranh Việt Nam mới có nhiều ký họa đến thế. Ký họa chiến tranh là thể loại đặc thù của hội họa Việt Nam. Phần lớn các họa sĩ là những người lính. Họ vẽ về chính cuộc sống của họ. Họ vẽ mình. Họ là một phần của cuộc chiến chứ không phải người ngoài, không phải đứng ngoài nhìn vào. Tình yêu hội họa, sự say nghề và lòng yêu nước ở họ là một. Yêu vẽ với yêu nước là một. Không cố yêu vẽ và cũng không cố yêu nước. Yêu vẽ và yêu nước hoàn toàn tự nhiên như không.


 

Qua vùng rừng không dân. Tác giả: LÊ TRÍ DŨNG
Qua vùng rừng không dân. Tác giả: LÊ TRÍ DŨNG



2. Những bức ký họa chiến tranh đều có cái giá của sinh tử, của mạng sống. Cho nên, đã hơn một nửa thế kỷ nhưng khi xem, chúng ta vẫn cảm thấy như vừa vẽ xong, vẫn thấy “nóng”, vẫn thấy sống động, vẫn thấy đầy ắp không khí chiến tranh, vẫn “nghe” thấy tiếng đạn bom vang lên từ mỗi bức tranh. Từ 1954 -1975, suy cho cùng, cả dân tộc đều đi chung một con đường duy nhất, con đường tiến hành cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước.

Như đã nói, đặc điểm của ký họa là tính hiện thực cho nên ký họa là lịch sử bằng hội họa. Có thể nói là không thiếu bất kể một sự kiện lớn nào trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ nhất là từ năm 1955 - 1975 mà ký họa không ghi lại được.

“Chỉ có những người trong cuộc mới vẽ được như thế” - Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhân xem triển lãm ký họa của các họa sĩ miền Nam tại Hà Nội năm 1967.

Ký họa là tấm gương phản chiếu trung thực cuộc sống, chiến đấu của quân dân hai miền Nam – Bắc, tiền tuyến cũng như hậu phương…. Từ trận đánh ác liệt ở Khe Sanh, Huế, Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch Lam Sơn 719 (đường 9 Nam Lào) 1971, mùa hè 1972 ở Quảng Trị cho đến tháng 4.1975. Những địa danh “huyền thoại” đã đi vào ký họa như Ngã Ba Đồng Lộc, Hang 8 cô, Hang Y tá, A Sầu,  A Lưới, cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích, Đường 20 quyết thắng, Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải…

Không chỉ ngoài mặt trận, những trang sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ còn rất nhiều ký họa ở hậu phương, chân dung những người công nhân, xã viên hợp tác xã, dân quân du kích địa phương, những trọng điểm bị Mỹ đánh phá miền Bắc bằng B52 ở Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Nội, Hải Phòng…


 

Chiến sĩ Trường Sơn. Tác giả: CHU THẢO
Chiến sĩ Trường Sơn. Tác giả: CHU THẢO



Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là chiến tranh nhân dân cho nên ký họa cũng phản ánh rõ điểm này. Không chỉ là những bức tranh về cuộc chiến trực tiếp ở mặt trận, những chiến sĩ đang cầm súng mà còn rất nhiều những bức tranh về tình quân dân, sinh hoạt của những bản làng nơi bộ đội đóng quân hoặc hành quân qua, cuộc sống của những tộc người thiểu số như Ba Na, Cờ Ho, Cờ Tu dọc theo chân dãy núi Trường Sơn.

Một thế hệ họa sĩ đã ra đời trong khói lửa, trong bom đạn của chiến tranh. Họ vừa cầm súng, vừa cầm bút vẽ, vừa chiến đấu vừa vẽ, vừa tự học (qua những lớp dạy vẽ và in khắc đồ họa ngắn hạn ngay tại chiến trường). Họ chính là tác giả của bức châKý họa lịch sử.

Sửa chữa pháo 14LG5 tổ quân giới tiểu tu D56BT44. Tác giả: HOÀNG ĐÌNH TÀI
Sửa chữa pháo 14LG5 tổ quân giới tiểu tu D56BT44. Tác giả: HOÀNG ĐÌNH TÀI



“Chỉ có những người trong cuộc mới vẽ được như thế” - Chủ tịch Hồ Chí Minh nói - nhân xem triển lãm ký họa của các họa sĩ miền Nam tại Hà Nội năm 1967.

Mỗi một quốc gia đều có mộtcăn cước, một dấu vân tay của mình. Trong dấu vân tay Việt Nam ấy, chắc chắn phải có những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ mà ký họa chiến tranh đã ghi chép lại được.

Tháng 3.2020


 

 Qua Đồng Lộc, Hà Tĩnh – nơi Mỹ rải bom nhiều nhất. Tác giả: ĐÀO ĐỨC
Qua Đồng Lộc, Hà Tĩnh – nơi Mỹ rải bom nhiều nhất. Tác giả: ĐÀO ĐỨC
 Thuyền dân chở đạn cho bộ đội trên sông Mekong. Tác giả: TRẦN HUY OÁNH
Thuyền dân chở đạn cho bộ đội trên sông Mekong. Tác giả: TRẦN HUY OÁNH
 Dân công hỏa tuyến. Tác giả: NGUYỄN ĐỨC DỤ
Dân công hỏa tuyến. Tác giả: NGUYỄN ĐỨC DỤ

https://laodong.vn/van-hoa/ky-hoa-lich-su-801638.ldo
 

Theo Lê Thiết Cương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm