Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Lời khai về sức ép từ ông Trần Bắc Hà và kết cục cay đắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT BIDV) đã dùng vị trí, quan hệ của mình, gây sức ép để thực hiện những mục tiêu cá nhân...
Theo Kết luận của cơ quan điều tra, Bộ công an, ông Trần Lục Lang (SN 1967, cựu Phó TGĐ BIDV phụ trách quản lý rủi ro, cựu thành viên Phân ban Rủi ro tín dụng, đầu tư) và 3 bị can khác đã đồng phạm với ông Trần Bắc Hà.
Ông Lang đã vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng trong việc thẩm định, đề xuất, phê duyệt, cấp tín dụng và giải ngân cho công ty Bình Hà (công ty "sân sau" của ông Trần Bắc Hà), gây thiệt hại cho BIDV hơn 683 tỷ đồng.
 
Ông Trần Lục Lang
Theo lời khai của ông Lang, trên cơ sở báo cáo thẩm định rủi ro của Ban quản lý rủi ro (BQLRR), ông Lang thấy công ty Bình Hà và dự án chăn nuôi bò giống - bò thịt do công ty này làm chủ đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nhưng tổ thẩm định chung và BQLRR vẫn thẩm định và đề xuất cho vay với các điều kiện tín dụng ưu đãi hơn so với chính sách của BIDV.
Ban đầu, ông Lang có phê duyệt 4 ý, nhưng ông chỉ nhớ 2 nội dung phê duyệt. Thứ nhất là yêu cầu bổ sung thêm vốn tự có và tài sản bảo đảm của chủ đầu tư hoặc bên thứ 3 phải đảm bảo tối thiểu 30%.
Thứ 2, yêu cầu 3 cổ đông của công ty Bình Hà chứng minh năng lực tài chính đủ điều kiện đáp ứng điều kiện của BIDV, để đảm bảo việc thực hiện dự án có hiệu quả.
Nhưng sau đó ông Lê Hải Nam, giám đốc BQLRR báo cáo lại ông Trần Bắc Hà. Sau khi nghe ông Nam báo cáo, ông Hà gọi ông Lang lên phòng làm việc mắng: “Mày phê duyệt thế này thì làm sao cho vay được. Việc đó không phải việc của mày, mà thuộc thẩm quyền của HĐQT. Nhiệm vụ của mày là duyệt như Tổ thẩm định đề xuất”.
Tiếp đó, ông Nam nhờ ông Lang ký lại báo cáo thẩm định rủi ro, bỏ các điều kiện như ông Lang đã phê ở trên.
Do đó, tại báo cáo thẩm định rủi ro mà CQĐT đang có chỉ có chữ ký trình HĐQT của ông Lang trên báo cáo, để BQLRR trình HĐQT quyết định theo thẩm quyền về chính sách cấp tín dụng và tài sản bảo đảm.
Theo lời khai của ông Lang, lúc đầu ông chỉ biết công ty Bình Hà là sản phẩm của liên doanh giữa công ty CP Tập đoàn An Phú và công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức.
Mãi đến giữa năm 2018, khi gặp ông Đức, ông Lang mới biết, công ty Bình Hà và dự án chăn nuôi bò tại Hà Tĩnh do công ty này làm chủ đầu tư là của ông Trần Bắc Hà.
Và ông Hà sử dụng công ty “sân sau” là công ty CP Tập đoàn An Phú (do Trần Duy Tùng, con ông Hà làm Chủ tịch HĐQT) để xin cấp phép đầu tư và thành lập công ty Bình Hà nhằm thực hiện dự án.
Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chỉ tham gia ban đầu, sau đó ông Hà đẩy Tập đoàn HAGL ra khỏi công ty Bình Hà để toàn quyền quản lý và điều hành.
Dân Việt (Theo T.Nhung/Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm