Mau đói do... ăn mặn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.

 Theo nghiên cứu mới, ăn mặn có thể gây đói bụng nhanh
Theo nghiên cứu mới, ăn mặn có thể gây đói bụng nhanh


Một báo cáo mới đã thách thức quan niệm lâu nay cho rằng ăn mặn thường khát nước. Theo thông tin đăng tải trên The Journal Of Clinical Investigation, các chuyên gia của Trung tâm Max Delbruck về y học phân tử (Đức) và Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa lượng muối hấp thu và thói quen uống nước trong sứ mệnh giả định đến sao Hỏa.

Đây được xem là một cuộc đánh giá khá quan trọng, vì nhu cầu nước của các phi hành gia trong môi trường khép kín như phi thuyền suốt nhiều tháng di chuyển trong không gian có thể tạo ra thách thức thực sự cho những người lập kế hoạch. Nhờ vào môi trường được xây dựng khép kín, đội ngũ chuyên gia có thể dễ dàng theo dõi và đo đạc mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động hấp thụ thực phẩm, muối và nước.

Tổng cộng 10 nam tình nguyện được chọn lựa tham gia chương trình trên, và họ bị khóa kín bên trong “tàu du hành” mô phỏng toàn bộ diễn biến có thể xảy ra trên hành trình đến hành tinh đỏ. Họ được chia thành 2 nhóm, với nhóm đầu tiên “bay” 105 ngày, trong khi đội còn lại phải chịu đựng đến 205 ngày. Mọi thành viên đều được ăn uống giống nhau, chỉ khác ở hàm lượng muối, theo thời gian số lượng muối được cho vào thức ăn lần lượt là 6, 9, 12 gr.

Kết quả không quá gây ngạc nhiên, ăn nhiều muối dẫn đến hàm lượng muối trong nước tiểu gia tăng, cũng như khiến đối tượng phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Thế nhưng, nguyên nhân của tình trạng này không phải là do những người tình nguyện trở nên khát hơn và uống nhiều nước.

Đội ngũ chuyên gia phát hiện nhóm “phi hành gia” trải qua quá trình ăn mặn hơn theo thời gian, ban đầu từ 6 gr lên đến 12 gr, lại uống ít nước, và cơ thể họ bắt đầu kích hoạt cơ chế giữ nước bên trong thận hoặc tạo ra nhiều urine hơn. Như vậy, thực tế đã phủ định giả thuyết ban đầu vốn cho rằng các ion sodium và chloride trong muối ngậm phân tử nước và lôi chúng vào urine. Cuộc thí nghiệm trên cho thấy muối vẫn có trong urine khi nước được chuyển ngược về thận và đi khắp cơ thể. Các nhà khoa học đã buộc phải điều chỉnh lại quan niệm về u rê, một phó phẩm hình thành trong cơ bắp và gan. Những cuộc thí nghiệm trên chuột cho thấy u rê tích tụ trong thận khi trung hòa lực kéo của các ion sodium và chloride. Thế nhưng, quá trình tạo ra u rê cần có năng lượng, đó là lý do tại sao chuột ăn mặn lại mau đói.

Kết luận ở đây là ăn mặn không làm chúng khát nước thêm, mà lại tăng cơn đói.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm