Radar khỏe đẹp

Mỗi tuần làm điều này 150 phút, đẩy lùi nguyên cơ mắc nhiều bệnh nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bạn có thể giảm tới 43% nguy cơ tiểu đường, 35% nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhiều nguy cơ khác với 150 phút mỗi tuần.

Một nghiên cứu dưa trên 89.573 người được đeo thiết bị theo dõi vận động cho thấy việc đáp ứng tiêu chuẩn 150 phút hoạt động thể chất từ vừa phải đến mạnh mỗi tuần, bạn có thể đẩy lùi nguy cơ của 264 căn bệnh khác nhau.

Bất kể tập hàng ngày hay cuối tuần và thực hiện dạng bài tập nào, thời gian tập luyện nên đạt 150 phút mỗi tuần - Minh họa AI: ANH THƯ
Bất kể tập hàng ngày hay cuối tuần và thực hiện dạng bài tập nào, thời gian tập luyện nên đạt 150 phút mỗi tuần - Minh họa AI: ANH THƯ

Theo Daily Mail, nhóm tác giả từ Bệnh viện Massachusetts (Mỹ) đã đánh giá cả những người tập thể dục đều đặn hàng ngày lẫn những người chỉ tập vào cuối tuần.

Kết quả cho thấy bất kể bạn tập theo cách nào, miễn tổng thời lượng tập mỗi tuần đạt 150 phút, hiệu quả đều đạt được, dù khác nhau đôi chút.

Tổng cộng 678 vấn đề sức khỏe thuộc 16 loại bệnh khác nhau đã được đem ra phân tích. Lợi ích được ghi nhận ở 264 vấn đề.

Sau 6 năm theo dõi, so với nhóm không tập luyện, những người tập 150 phút với thời gian chia đều các ngày trong tuần có nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp hơn 35%, người "tập dồn" 150 phút đó vào 2 ngày cuối tuần có nguy cơ thấp hơn 27%.

Trái lại, tập vào cuối tuần giảm nguy cơ suy tim là 38%, tập hàng ngày giảm 36%. Đối với đột quỵ, nguy cơ giảm 21% ở người tập cuối tuần, 17% ở người tập hàng ngày.

Các "chiến binh cuối tuần" cũng giảm được 43% nguy cơ tiểu đường và 23% nguy cơ cao huyết áp so với những người không tập.

TS Shaan Khurshid, đồng tác giả, nhấn mạnh rằng những phát hiện trên cho thấy tổng mức vận động mới là điều bạn cần chú ý, chứ không phải mô hình vận động.

Nếu bạn quá bận rộn với công việc trong tuần, thêm một chút cố gắng với các buổi tập dài hơn vào cuối tuần cũng đủ để giữ gìn sức khỏe, thay vì "buông xuôi".

Mốc 150 phút vận động thể chất từ vừa phải đến mạnh vốn được khuyến nghị bởi nhiều cơ quan y tế trên thế giới, bao gồm Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ và Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS).

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm