Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Nhận tiền doanh nghiệp, nguyên phó giám đốc Sở TN-MT Bến Tre hầu tòa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đồng ý cấp giấy phép sai quy định, nguyên phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bến Tre cùng cấp dưới nhận "bồi dưỡng" hơn 500 triệu đồng từ doanh nghiệp.



Ngày 27-5, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đoàn Văn Phúc, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Bến Tre, cùng cấp dưới trong vụ án nhận tiền, tiếp tay doanh nghiệp nhập lậu phế liệu. Tuy nhiên, phiên tòa phải hoãn do một luật sư bào chữa vắng mặt.

Vụ án này do Bộ Công an điều tra, VKSND Tối cao ban hành cáo trạng ủy quyền VKSND TP HCM thừa hành quyền công tố tại tòa.

Bị cáo Đoàn Văn Phúc bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", cùng 3 bị cáo từng là thuộc cấp của bị cáo Phúc cũng ra tòa về tội danh trên, gồm: Trương Văn Em, nguyên Chi cục trưởng, Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh Bến Tre; Trần Thị Thùy Trang, nguyên Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát ô nhiễm; Trần Thanh Phong, chuyên viên Phòng Kiểm soát ô nhiễm - Chi cục BVMT tỉnh Bến Tre.


 

Bị can Đoàn Văn Phúc (trái); Trương Văn Em (Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG)
Bị can Đoàn Văn Phúc (trái); Trương Văn Em (Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG)



Liên quan đến vụ án, bị cáo Dương Tuấn Anh, Hà Chí Đào và Trần Thị Hợp, nguyên nhân viên Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng Hồng Việt (viết tắt: Công ty Hồng Việt, trụ sở chính ở TP HCM) bị truy tố về tội "Buôn lậu".

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Công ty Hồng Việt chuyên nhập khẩu, tái chế phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, do ông Lê Hữu Thiêm làm giám đốc từ năm 2014 (trước khi CQĐT làm rõ vụ việc, ông Thiêm đã qua đời do tai nạn giao thông). Tuy nhiên, ông Thiêm giao Dương Tuấn Anh quản lý điều hành mọi hoạt động trong công ty.

Dù doanh nghiệp trên chưa có dây chuyền tái chế phế liệu nhưng Trần Thanh Phong vẫn tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện. Sau đó, Trương Văn Em đồng ý duyệt thông qua hồ sơ, trình Đoàn Văn Phúc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

CQĐT xác định những cán bộ này đã làm trái với quy định trong quá trình thẩm định, thông qua hồ sơ cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Phúc cùng cấp dưới (Em, Trang, Phong) còn đến kiểm tra cơ sở sản xuất thuộc Công ty Hồng Việt. Biết rõ công ty này không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sản xuất nhưng các bị cáo không thu hồi giấy phép.

Trái lại, các bị cáo còn soạn thảo 76 thông báo liên quan đến việc kiểm tra, chấp nhận thông quan lô hàng phế liệu do Công ty Hồng Việt nhập khẩu. Qua đó, ông Thiêm "bôi trơn" cho Phúc hơn 500 triệu đồng. Tương tự, 3 bị cáo còn lại nhận từ 3-6 triệu đồng tiền "bồi dưỡng" từ doanh nghiệp. Hành vi sai phạm trên giúp doanh nghiệp hợp thức hóa đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ nhập khẩu phế liệu.

Về phía Công ty Hồng Việt, sau khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Dương Tuấn Anh chỉ đạo nhân viên làm giả tài liệu trong hồ sơ hải quan hòng thông quan lô hàng phế liệu, gồm: 485 thông báo giả Sở TN-MT tỉnh Bến Tre; nhiều hợp đồng; hóa đơn thương mại; hóa đơn vận tải; giấy xác nhận ký quỹ… trong 2.268 bộ hồ sơ hoàn tất thủ tục nhập khẩu gần 46 tấn nhựa phế liệu và 11 tấn sắt phế liệu.

Ngoài ra, ông Thiêm cùng Tuấn Anh sử dụng hơn 134 tỉ đồng để mua ngoại tệ và dùng số ngoại tệ trên thanh toán cho 79 công ty mở tại 22 quốc gia, hưởng số tiền chênh lệch gần 59 tỉ đồng. Trong đó, Dương Tuấn Anh hưởng lợi 600 triệu đồng.

Theo Di Lâm (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm