Khoa học - Công nghệ

Nhật Bản: Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima vẫn xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- TTO và TTXVN đưa tin, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và Nga, Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) vẫn xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý lần thứ 6 kéo dài đến ngày 4-6.

Cụ thể, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản bắt đầu tiến hành đợt xả thứ 6, kế hoạch xả 7.800 tấn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển kéo dài đến ngày 4-6. Công ty cho biết, nồng độ phóng xạ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đặt ra.

Các bể chứa nước thải nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, tỉnh Fukushima. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các bể chứa nước thải nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, tỉnh Fukushima. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Được biết, kể từ khi hoạt động này bắt đầu vào ngày 24-8-2023, Nhật Bản đã xả khoảng 39.000 tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý trong 5 đợt trước đó. Ngoài ra, TEPCO dự kiến xả tổng cộng 54.600 tấn nước thải qua 7 đợt trong năm nay.

Trong 5 lần xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý trước đó, TEPCO ghi nhận nồng độ tritium trên mỗi lít nước biển trong mẫu lấy từ các khu vực gần Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima là 29 becquerel (đơn vị đo độ phóng xạ trong hệ thống đo lường quốc tế), theo Hãng tin Kyodo. Nồng độ trên thấp hơn nhiều so với mức giới hạn 10.000 becquerel theo tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tuy nhiên, hoạt động xả nước thải vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc về các tiêu chuẩn an toàn. Thậm chí, 2 quốc gia này đã ban hành lệnh cấm hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản.

Sau trận động đất và sóng thần lớn vào năm 2011, việc xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý là bước quan trọng nhằm giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy Fukushima số 1.

Có thể bạn quan tâm