Theo thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tên lửa H3 số 2 được phóng tại Trung tâm Vũ trụ Tanegeshima cách Tokyo khoảng 1.000 km về phía tây nam. Tên lửa mang theo 1 vệ tinh kiểm định và 2 vệ tinh chức năng siêu nhỏ. Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) giám sát vụ nổ, việc sản xuất do Mitsubishi Heavy Industries (MHI) dẫn đầu.
Tên lửa H3 số 2 được phóng đi vào khoảng 9 giờ 22 (giờ Nhật Bản) từ Trung tâm Vũ trụ Tanegeshima thuộc tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản. Nguồn: Kyodo
Đây là nỗ lực của Nhật Bản để đưa tên lửa H3 lên quỹ đạo. Trong vụ phóng đầu tiên diễn ra 7-3-2023 đã thất bại sau ít phút tên lửa được phóng đi vì động cơ giai đoạn 2 của tên lửa hoạt động không như tính toán.
Trước đó, 2-2023, JAXA cũng đã phải hủy kế hoạch phóng thử H3 do có ít nhất một động cơ đẩy của tên lửa không kích hoạt mặc dù động cơ chính đã hoạt động.
H3 là tên lửa mới đầu tiên của Nhật Bản trong 22 năm và thể hiện nỗ lực của nước này nhằm tăng cường các sáng kiến không gian trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ.
H3 dài 63m, H3 có thể gửi 6,5 tấn trọng tải vào quỹ đạo địa tĩnh và 4 tấn vào quỹ đạo đồng bộ mặt trời. Ước tính chi phí chế tạo 1 tên lửa H3 là 5 tỷ yên (37 triệu USD), chỉ bằng 1 nửa so với chi phí chế tạo H2A, nhưng lại có năng lực phóng vệ tinh cao hơn 1,3 lần. Tên lửa H2A của Nhật Bản được đưa vào khai thác từ năm 2001, có tỷ lệ phóng thành công là 97,8%. H3 có chi phí chế tạo thấp hơn và khả năng tải trọng lớn, do đó Nhật Bản kỳ vọng sẽ thu hút khách hàng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ trong tương lai.