Nhật thông qua luật, 14 ngành nghề từ Việt Nam có cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhật Bản đã chính thức mở cửa 14 ngành nghề cho phép người lao động ở lại dài hạn, trong đó có lao động từ Việt Nam.
Nhật Bản đã chính thức mở cửa 14 ngành nghề cho phép người lao động ở lại dài hạn, trong đó có lao động từ Việt Nam.
Nhật Bản đã chính thức mở cửa 14 ngành nghề cho phép người lao động ở lại dài hạn, trong đó có lao động từ Việt Nam.
Dù có nhiều ý kiến phản đối, tuy nhiên ngày 8-12, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật mới cho phép nước này tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong nước kéo dài. Hệ thống cấp thị thực cho người lao động nước ngoài sẽ có hiệu lực từ tháng 4-2019. 
Theo Nikkei, việc thông qua luật này là bước ngoặt ngoạn mục. Luật này gồm 10 điều, đáng chú ý luật cho phép người lao động nhập cư ở lại lâu dài (năm năm) tại Nhật.
Theo đó, chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài thời gian tới. Cụ thể theo chính sách tiếp nhận nhân công mới này có 14 ngành nghề được thông qua lần này gồm: Nông nghiệp, điều dưỡng, chế tạo, chế biến thực phẩm, xây dựng, đóng tàu, ngành khách sạn, nhà hàng, đánh cá, vệ sinh tòa nhà, chế tạo máy, điện điện tử, kỹ thuật ô tô, hàng không, gia công nguyên liệu.
Chuyên gia lao động việc làm Nhật Bản tại Việt Nam phân tích để giải quyết tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong nước, Chính phủ quyết định thay đổi chính sách thay đổi chính sách.
Theo đó kỹ năng đặc định số 1 trong thời gian làm việc tại Nhật năm năm không được bảo lãnh gia đình. Còn khi được gia hạn qua kỹ năng đặc định số 2 thì có khả năng bảo lãnh gia đình sang Nhật.
Như vậy, bên cạnh chương trình thực tập sinh và tiếp nhận nhân công có tay nghề cao hiện tại việc mở ra chính sách tiếp nhận lao động mới này nguồn lao động có tay nghề, kỹ năng trong nước có nhiều cơ hội sang Nhật làm việc lâu dài.
Theo hệ thống thị thực mới, người lao động nước ngoài sẽ được tiếp nhận theo hai loại thị thực. Loại 1 không đòi hỏi người lao động có trình độ học vấn và kinh nghiệm cao, trong khi loại 2 dành cho nhóm làm việc cần kỹ năng cao hơn. Để có được thị thực loại 1, có giá trị tối đa năm năm, người lao động phải vượt qua các bài kiểm tra tiếng Nhật và kỹ thuật.
Những người đã trải qua chương trình thực tập kỹ thuật kéo dài hơn ba năm có thể đăng ký xin thị thực loại này mà không cần phải thực hiện các bài kiểm tra. Tuy nhiên, những người lao động trong nhóm này sẽ không được phép đưa gia đình tới Nhật Bản.
Loại thị thực thứ 2 có mức khung yêu cầu cao hơn. Người lao động phải vượt qua bài kiểm tra kỹ năng cấp độ cao và được phép đưa gia đình đi cùng, số lần gia hạn thị thực cũng không bị hạn chế, từ đó mở ra cơ hội định cư tại Nhật Bản.
Thị thực loại 1 sẽ được cấp cho nhóm lao động thuộc 14 lĩnh vực, trong khi loại 2 dự kiến sẽ chỉ giới hạn trong hai lĩnh vực gồm xây dựng và đóng tàu.
Trước mắt, nhiều khả năng các nhóm xin thị thực loại 2 sẽ chưa phải thực hiện các bài kiểm tra vì dự kiến sẽ không có nhiều đơn xin cấp thị thực loại này. Chính phủ Nhật Bản ước tính với thị thực loại 1, quốc gia này sẽ tiếp nhận tối đa 47.750 người lao động trong năm đầu tiên luật có hiệu lực và tối đa 345.150 người lao động sau năm năm trong đó có 60.000 lao động trong lĩnh vực điều dưỡng.
 
Tính tới tháng 10-2017, số người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản đạt mức kỷ lục mới 1,28 triệu người. Trong đó, những người lao động nước ngoài có nguồn gốc Nhật Bản và là cư dân vĩnh viễn chiếm đa số (459.000 người), tiếp đến là các sinh viên và những người lao động làm việc bán thời gian (297.000 người) và đứng thứ ba là các thực tập sinh công nghệ (258.000 người).
P.Điền (PLO)

Có thể bạn quan tâm