Văn hóa

Nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải nhì cuộc thi ảnh đại dương quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bức ảnh Vườn san hô Hòn Yến của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện (TP.HCM) đoạt giải nhì hạng mục "Những rạn san hô trên thế giới" tại cuộc thi Nhiếp ảnh đại dương quốc tế 2023.

Ocean Geographic Pictures of the Year Awards (OGPICOTY) là cuộc thi ảnh thường niên do tổ chức bảo tồn đại dương Ocean Geographic Society và tạp chí Ocean Geographic có trụ sở tại Úc tổ chức. Cuộc thi được hỗ trợ và đánh giá bởi những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học đại dương đương đại, với mục đích vinh danh những tác phẩm ấn tượng nhất liên quan đến đại dương.

2023 là năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức, với 17 hạng mục ảnh khác nhau, từ các rạn san hô trên thế giới cho tới chân dung động vật biển, hành vi động vật biển hay mối liên hệ giữa con người và đại dương… với tổng giải thưởng 90.000 USD. Kết quả vừa được công bố cuối tuần trước.

2023 là năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức, với 17 hạng mục ảnh khác nhau, từ các rạn san hô trên thế giới cho tới chân dung động vật biển, hành vi động vật biển hay mối liên hệ giữa con người và đại dương… với tổng giải thưởng 90.000 USD. Kết quả vừa được công bố cuối tuần trước.

Nguyễn Ngọc Thiện thành danh với nhiếp ảnh dưới nước khi đạt nhiều giải thưởng và triển lãm ở các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế danh giá. Kết quả, tại OGPICOTY 2023, Nguyễn Ngọc Thiện là nhiếp ảnh gia Việt Nam duy nhất có ảnh đoạt giải (giải nhì) ở hạng mục "Những rạn san hô của thế giới", với tác phẩm Vườn san hô Hòn Yến. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Nguyễn Ngọc Thiện thành danh với nhiếp ảnh dưới nước khi đạt nhiều giải thưởng và triển lãm ở các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế danh giá. Kết quả, tại OGPICOTY 2023, Nguyễn Ngọc Thiện là nhiếp ảnh gia Việt Nam duy nhất có ảnh đoạt giải (giải nhì) ở hạng mục "Những rạn san hô của thế giới", với tác phẩm Vườn san hô Hòn Yến. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Ngoài ra, nhiếp ảnh gia này còn đoạt thêm giải khuyến khích ở hạng mục "Chân dung động vật" với tác phẩm Cá nóc và cốc nhựa được chụp trong chuyến lặn biển ở quần đảo Nam Du, Kiên Giang. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Ngoài ra, nhiếp ảnh gia này còn đoạt thêm giải khuyến khích ở hạng mục "Chân dung động vật" với tác phẩm Cá nóc và cốc nhựa được chụp trong chuyến lặn biển ở quần đảo Nam Du, Kiên Giang. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Hòn Yến, Phú Yên, là nơi nhiều nhiếp ảnh gia chọn làm địa điểm sáng tác vào các mùa trong năm như mùa lưới vây, mùa san hô... Trong ảnh là cảnh rạn san hô Hòn Yến của Nguyễn Ngọc Thiện từng được giới thiệu vào mục "Ảnh đẹp trong ngày" trên tạp chí danh tiếng National Geographic. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Hòn Yến, Phú Yên, là nơi nhiều nhiếp ảnh gia chọn làm địa điểm sáng tác vào các mùa trong năm như mùa lưới vây, mùa san hô... Trong ảnh là cảnh rạn san hô Hòn Yến của Nguyễn Ngọc Thiện từng được giới thiệu vào mục "Ảnh đẹp trong ngày" trên tạp chí danh tiếng National Geographic. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, với khoảng trên 1.100 km2 rạn san hô. Đặc biệt, tháng 4 - 8 là mùa lặn biển ngắm san hô đẹp nhất trong năm ở khu vực biển miền Trung. Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là đảo đá thuộc quần thể Hòn Yến được công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2018, sở hữu những rạn san hô quý hiếm. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, với khoảng trên 1.100 km2 rạn san hô. Đặc biệt, tháng 4 - 8 là mùa lặn biển ngắm san hô đẹp nhất trong năm ở khu vực biển miền Trung. Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là đảo đá thuộc quần thể Hòn Yến được công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2018, sở hữu những rạn san hô quý hiếm. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

"Đặc sản tự nhiên" Hòn Yến là rạn san hô nước nông ven bờ, tựa như "vườn đá nở hoa", lộ thiên đúng vào dịp những ngày đầu tháng hoặc giữa tháng âm lịch, thỉnh thoảng xuất hiện những con sao biển nổi bật trên mặt nước lung linh. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

"Đặc sản tự nhiên" Hòn Yến là rạn san hô nước nông ven bờ, tựa như "vườn đá nở hoa", lộ thiên đúng vào dịp những ngày đầu tháng hoặc giữa tháng âm lịch, thỉnh thoảng xuất hiện những con sao biển nổi bật trên mặt nước lung linh. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

"Ở rạn san hô Hòn Yến, vào những ngày triều dâng cao khoảng 3 - 5m, du khách có thể bơi phía trên và ngắm san hô bên dưới thông qua kính lặn và ống thở. Những bức ảnh san hô trở nên nghệ thuật hơn khi chụp sóng biển phân tách góc nhìn cảnh quan độc đáo giữa hai thế giới - trên mặt nước và dưới mặt nước (underwater split-shots) cùng lúc trong cùng một khung hình", anh chia sẻ. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

"Ở rạn san hô Hòn Yến, vào những ngày triều dâng cao khoảng 3 - 5m, du khách có thể bơi phía trên và ngắm san hô bên dưới thông qua kính lặn và ống thở. Những bức ảnh san hô trở nên nghệ thuật hơn khi chụp sóng biển phân tách góc nhìn cảnh quan độc đáo giữa hai thế giới - trên mặt nước và dưới mặt nước (underwater split-shots) cùng lúc trong cùng một khung hình", anh chia sẻ. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Thảm cỏ biển bên dưới vùng biển Hòn Yến. Các rạn san hô nói chung ở Hòn Yến được xem là "thành phố thu nhỏ", môi trường sống lý tưởng cho các loài sinh vật biển như cá, sứa, sao biển... tạo nên vẻ đẹp mê hoặc. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Thảm cỏ biển bên dưới vùng biển Hòn Yến. Các rạn san hô nói chung ở Hòn Yến được xem là "thành phố thu nhỏ", môi trường sống lý tưởng cho các loài sinh vật biển như cá, sứa, sao biển... tạo nên vẻ đẹp mê hoặc. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Ngoài rạn san hô cạn, bên dưới mặt nước phía đông Hòn Yến còn có các khối san hô trù phú. Khu vực biển này khá tối và nhiệt độ nước cũng lạnh hơn hẳn mặt phía tây, phía dưới có dòng nước di chuyển liên tục tác động đến người bơi lặn nên ít nhất có hai người cùng hỗ trợ nhau khi lặn. Nếu thấy trong dòng nước có nhiều sứa nên tránh xa, không tiếp xúc với chất nhầy dập dìu giữa dòng, có thể gây những nốt đỏ hoặc bỏng hoặc rát da. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Ngoài rạn san hô cạn, bên dưới mặt nước phía đông Hòn Yến còn có các khối san hô trù phú. Khu vực biển này khá tối và nhiệt độ nước cũng lạnh hơn hẳn mặt phía tây, phía dưới có dòng nước di chuyển liên tục tác động đến người bơi lặn nên ít nhất có hai người cùng hỗ trợ nhau khi lặn. Nếu thấy trong dòng nước có nhiều sứa nên tránh xa, không tiếp xúc với chất nhầy dập dìu giữa dòng, có thể gây những nốt đỏ hoặc bỏng hoặc rát da. Ảnh: NGUYỄN NGỌC THIỆN

Chia sẻ về kiến thức chụp ảnh dưới nước, anh Thiện lưu ý du khách nên tham gia các khóa học về lặn biển tại các trung tâm đào tạo uy tín để được trang bị đầy đủ kiến thức lặn và thực hành, gồm lặn bình khí và lặn tự do. Ngoài ra, cần đầu tư thiết bị chụp ảnh dưới nước và quan trọng nhất vẫn là cảm quan, góc nhìn và ý tưởng của người chụp.

Có thể bạn quan tâm