Sức khỏe

Dinh dưỡng

Những dấu hiệu về căn bệnh tự kỷ mà cha mẹ cần biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh tự kỷ là những rối loạn bất thường trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

 

Tự kỷ là một chứng rối loạn về não, làm hạn chế khả năng giao tiếp của một người. Nó thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, từ nhẹ đến nặng. Một số người có thể điều hướng thế giới của họ, một số có khả năng đặc biệt, hay một số người khác gặp khó khăn để nói chuyện.
 

 

Dấu hiệu tự kỷ: Trước khi đứa trẻ tròn 3 tuổi, cần quan sát cẩn thận để có thể nhìn thấy dấu hiệu của chứng tự kỷ. Một số trẻ phát triển bình thường cho đến khi 18-24 tháng tuổi và sau đó dừng lại hoặc mất các kỹ năng. Các dấu hiệu của một ASD có thể bao gồm: Lặp lại hành động; Tránh tiếp xúc với người khác; Chậm nói; Nói lắp; Dễ bực bội vì những thay đổi nhỏ...
 

 

Dấu hiệu cảnh báo sớm: Năm thứ nhất
Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể phát hiện ra dấu hiệu tự kỷ về cách trẻ giao lưu với thế giới của chúng. Ở tuổi này, trẻ có ASD có thể: Không nghe tiếng mẹ; Không trả lời khi nghe tên của chính mình; Không nhìn người khác; Không có dấu hiệu tập nói; Không mỉm cười hoặc phản hồi những tín hiệu từ người khác. Trẻ sơ sinh không bị chứng tự kỷ cũng có thể có các hành vi này, nhưng tốt nhất nên liên hệ ngay với bác sĩ của bạn khi có bất kỳ dấu hiệu nào.

 

 

Năm thứ hai: Các dấu hiệu của chứng tự kỷ rõ ràng hơn trong năm thứ hai ở một đứa trẻ. Trong khi những đứa trẻ khác đang hình thành những từ ngữ đầu tiên và chỉ ra những điều chúng muốn thì một đứa trẻ bị chứng tự kỷ vẫn bị tách ra. Dấu hiệu tự kỷ bao gồm: Không nói từ nào sau 16 tháng; Không nói cụm từ nào cho đến 2 tuổi; Mất kỹ năng ngôn ngữ; Không quan tâm khi người lớn chỉ ra các vật thể, chẳng hạn như một chiếc máy bay bay trên không.
 

 

Các dấu hiệu và triệu chứng khác: Những người bị chứng tự kỷ đôi khi có thể có các triệu chứng thể chất, bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và các vấn đề về giấc ngủ. Trẻ em khó khăn trong việc điều phối các cơ của cơ thể. Khoảng một phần ba số người mắc chứng tự kỷ cũng bị động kinh
 

 

Bệnh tự kỷ ảnh hưởng đến não như thế nào? Bệnh tự kỷ ảnh hưởng đến các bộ phận của não điều khiển cảm xúc, giao tiếp và vận động cơ thể. Trong năm đầu đời, một số trẻ em bị hội chứng tự kỷ có đầu lớn bất thường, đó có thể là do vấn đề với sự phát triển não. Gen bất thường, di truyền trong gia đình, có liên quan đến chức năng kém ở một số bộ phận của não. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra cách để chẩn đoán bệnh tự kỷ thông qua chụp quét não.
 

 

Khám sàng lọc sớm cho bệnh nhân tự kỷ: Nhiều trẻ em không được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tự kỷ cho đến khi đi học mẫu giáo và có thể không nhận được sự trợ giúp mà họ cần trong những năm đầu. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra ASD cho trẻ sớm (khi được 18 tháng, 24 tháng). Đặc biệt cần khám sàng lọc ngay khi trẻ em có hành vi đáng lo ngại hoặc một lịch sử gia đình về chứng tự kỷ.
 

 

Chẩn đoán: Các vấn đề về lời nói
Bác sĩ sẽ kiểm tra cách bé phản ứng với giọng nói, nụ cười hoặc với các biểu hiện khác của bạn. Hầu hết trẻ em bị chứng tự kỷ sẽ nói chuyện, nhưng chúng nói muộn hơn những người khác. Nói chuyện có thể đặc biệt khó khăn. Trẻ em có ASD cũng có thể nói theo cách hát bài hát hoặc giống robot.

 

 

Kỹ năng xã hội kém là dấu hiệu quan trọng của chứng tự kỷ. Trẻ em có thể tránh ánh nhìn của người khác, bao gồm cả cha mẹ. Trẻ có thể tập trung vào một đối tượng, trong khi bỏ qua những người khác xung quanh họ trong một thời gian dài. Trẻ em không thể sử dụng cử chỉ, tư thế cơ thể, hoặc biểu cảm trên khuôn mặt để giao tiếp.
 

 

Không có xét nghiệm y khoa cho chứng tự kỷ, nhưng các bài kiểm tra có thể hữu ích để loại trừ khả năng nghe kém, khó nói, ngộ độc chì, hoặc các vấn đề phát triển không liên quan đến chứng tự kỷ. Phụ huynh có thể cần phải trả lời một danh sách các câu hỏi (gọi là công cụ sàng lọc) để đánh giá kỹ năng giao tiếp và hành vi của trẻ. Điều trị sớm, tốt nhất là trước 3 tuổi, có thể cải thiện được sự phát triển của bệnh.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm