Văn hóa

Những già làng ở Gia Lai “giữ lửa” nghề truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều già làng người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn âm thầm gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình. Với họ, đó còn là một phần trách nhiệm với các giá trị được cha ông trao truyền.
Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân (làng Dăng, xã Ia O, huyện Ia Grai) như “cây cao, bóng cả” giữa đại ngàn vùng biên. Già là chủ nhân của nhiều bức tượng gỗ dân gian truyền thống. Với tình yêu văn hóa truyền thống của dân tộc mình, già Cân đã kiên trì vận động, khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của bà con.

Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân (làng Dăng, xã Ia O, huyện Ia Grai) như “cây cao, bóng cả” giữa đại ngàn vùng biên. Già là chủ nhân của nhiều bức tượng gỗ dân gian truyền thống. Với tình yêu văn hóa truyền thống của dân tộc mình, già Cân đã kiên trì vận động, khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của bà con.

Không chỉ là người tạc tượng gỗ giỏi, ông Ksor Krôh còn là người làm khung cửi có tiếng ở làng Ngó 4 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh). Học cách làm khung cửi từ ông và cha của mình, ông Krôh không nhớ rõ đôi tay mình đã làm ra biết bao khung cửi để những người phụ nữ trong làng dệt nên những tấm thổ cẩm đặc sắc.

Không chỉ là người tạc tượng gỗ giỏi, ông Ksor Krôh còn là người làm khung cửi có tiếng ở làng Ngó 4 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh). Học cách làm khung cửi từ ông và cha của mình, ông Krôh không nhớ rõ đôi tay mình đã làm ra biết bao khung cửi để những người phụ nữ trong làng dệt nên những tấm thổ cẩm đặc sắc.

Ở tuổi 70, ông Kpuih Jol (làng Hle Ngol, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông) thuộc lòng từng chất liệu, sắc màu tới ý nghĩa của các loại mặt nạ gỗ khác nhau. Mặt nạ gỗ là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên một pơtual (người làm trò) trong lễ hội của người Jrai. Bằng tình yêu và đôi tay khéo léo, “nhà điêu khắc” Kpuih Jol tài hoa đã làm ra hàng trăm chiếc mặt nạ phục vụ lễ hội, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Ở tuổi 70, ông Kpuih Jol (làng Hle Ngol, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông) thuộc lòng từng chất liệu, sắc màu tới ý nghĩa của các loại mặt nạ gỗ khác nhau. Mặt nạ gỗ là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên một pơtual (người làm trò) trong lễ hội của người Jrai. Bằng tình yêu và đôi tay khéo léo, “nhà điêu khắc” Kpuih Jol tài hoa đã làm ra hàng trăm chiếc mặt nạ phục vụ lễ hội, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Ông Đinh Bri (65 tuổi, làng Pyang, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) có nhiều đóng góp trong việc duy trì, phát huy giá trị tượng gỗ dân gian của người Bahnar ở khu vực phía Đông tỉnh. Để tiếp tục truyền dạy cho lớp con cháu, những người già trong làng như ông Bri đã nỗ lực làm ra nhiều bức tượng đẹp, tạo “thương hiệu” riêng. Từ đó, lớp cháu con sẽ cảm thấy tự hào và ra sức “giữ hồn” tượng gỗ.
Ông Đinh Bri (65 tuổi, làng Pyang, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) có nhiều đóng góp trong việc duy trì, phát huy giá trị tượng gỗ dân gian của người Bahnar ở khu vực phía Đông tỉnh. Để tiếp tục truyền dạy cho lớp con cháu, những người già trong làng như ông Bri đã nỗ lực làm ra nhiều bức tượng đẹp, tạo “thương hiệu” riêng. Từ đó, lớp cháu con sẽ cảm thấy tự hào và ra sức “giữ hồn” tượng gỗ.
Mọi người thường gọi ông Mlang (bên phải, 70 tuổi, làng C, xã Gào, TP. Pleiku) là “già làng tài hoa”. Bởi, từ đôi tay sần sùi, chai sạn, ông đã tạo nên những chiếc gùi chân chất, mộc mạc như kể câu chuyện từ ngàn xưa. Gùi của ông Mlang không chỉ có màu sắc sặc sỡ mà còn mộc mạc, hồn hậu và chứa đựng những mạch nguồn văn hóa. Có lẽ nhờ sự khác biệt ấy, căn nhà với những chiếc gùi do chính tay ông Mlang làm ra đã trở thành một địa chỉ quen thuộc mỗi khi du khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa.

Mọi người thường gọi ông Mlang (bên phải, 70 tuổi, làng C, xã Gào, TP. Pleiku) là “già làng tài hoa”. Bởi, từ đôi tay sần sùi, chai sạn, ông đã tạo nên những chiếc gùi chân chất, mộc mạc như kể câu chuyện từ ngàn xưa. Gùi của ông Mlang không chỉ có màu sắc sặc sỡ mà còn mộc mạc, hồn hậu và chứa đựng những mạch nguồn văn hóa. Có lẽ nhờ sự khác biệt ấy, căn nhà với những chiếc gùi do chính tay ông Mlang làm ra đã trở thành một địa chỉ quen thuộc mỗi khi du khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa.

Người làng Hăng Ring (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) kính trọng già Rah Lan Hào bởi ngoài là già làng uy tín, ông còn là người tập hợp và thành lập đội cồng chiêng thanh-thiếu niên để truyền lại ngọn lửa văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cùng với đó, già Hào còn có tài tạc tượng gỗ dân gian tuyệt đẹp. Biết tạc tượng từ năm 20 tuổi, đôi tay tài hoa của già đã tạo nên không biết bao nhiêu tượng gỗ với nhiều kiểu dáng và ý nghĩa độc đáo.

Người làng Hăng Ring (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) kính trọng già Rah Lan Hào bởi ngoài là già làng uy tín, ông còn là người tập hợp và thành lập đội cồng chiêng thanh-thiếu niên để truyền lại ngọn lửa văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cùng với đó, già Hào còn có tài tạc tượng gỗ dân gian tuyệt đẹp. Biết tạc tượng từ năm 20 tuổi, đôi tay tài hoa của già đã tạo nên không biết bao nhiêu tượng gỗ với nhiều kiểu dáng và ý nghĩa độc đáo.

Có thể bạn quan tâm