Những lợi ích tuyệt vời từ rau muống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Ngày hè nóng bức, một nồi rau muống luộc dầm vài quả sấu là món ăn hấp dẫn và luôn luôn gắn liền với đời sống của người Việt.

Rau muống có chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp và phụ nữ có thai. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 - 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.

 

 

- Thanh nhiệt giải độc: Ăn rau muống luộc tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang cho con bú, người bị táo bón, tiểu đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước rau muống quấy bột).
 

- Chứng kiết lỵ: Thường gặp mùa hè thu (ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt sau chuyển sang kiết lỵ, phân có nhầy màu đỏ trắng, đau thắt bụng): lấy một bó rau muống tươi nhặt rửa sạch, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.
 

- Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói.

Say sắn, ngộ độc sắn: một nắm rau muống nhặt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống làm sạch cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.

- Chảy máu cam, ho nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, lỵ ra máu...: Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong.

- Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.

- Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g nấu nước uống (rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).

- Quai bị: Rau muống 200 - 400g luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.

- Lở ngứa, loét ngoài da, zona: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.

- Rôm sảy mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm. Rau muống một bó rửa sạch, thái nhỏ; gà lông vàng, chân vàng, da vàng 1 con làm sạch mổ moi bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con choai choai (gà giò).

Những người không nên ăn rau muống:

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muống lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. Hoặc những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao hay những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa.

Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu trong gia đình bạn có người bị các bệnh này cũng nên hạn chế ăn rau muống.

Rau muống kị với những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát:

Rau muống kị với những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Theo Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Nhằm đảm bảo cho sức khỏe và duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày mới ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

Mai Thương (theo VOV)

Có thể bạn quan tâm