Sức khỏe

Dinh dưỡng

Những vạt nấm đẹp mê hồn nhưng cẩn thận kẻo cực độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau trận mưa đầu mùa ở Tây Nguyên, từ trong lòng đất bỗng trồi lên những vạt nấm chúm chím nụ tròn trông rất hấp dẫn, đẹp mắt.

Tuy nhiên, người dân cần thận trọng khi hái nấm tự nhiên làm thức ăn, kẻo trúng nấm độc.

Anh Mull K’Vang (Lâm Đồng), hướng dẫn viên du lịch chuyên đưa khách chinh phục các cung đường xuyên rừng chia sẻ, cứ vào tháng 5, 6 hàng năm, sau cơn mưa, trên khắp các khu rừng, nhất là cao nguyên Lang biang bước vào mùa nấm. Sau đó, những tai nấm lại ‘biến mất’, rồi lại trồi lên vào cuối mùa mưa, tháng 10, 11 hàng năm.

Một tai nấm to trồi lên từ mặt đất.

Một tai nấm to trồi lên từ mặt đất.

Theo anh Mull K’Vang, nấm tự nhiên mọc ở nhiều nơi trong khu rừng, tùy từng loại rừng mà có các loại nấm khác nhau. Bản thân anh đi rừng cũng bắt gặp rất nhiều loại nấm, mọc thành vạt dưới đất hoặc chen chúc nhau trên những thân cây mục. Nhiều loại nấm có màu sắc sặc sỡ, cuốn hút khiến người nhìn không muốn rời mắt. Tuy nhiên, để hái nấm ăn, theo anh cần phải có kinh nghiệm và phải thận trọng, kẻo ăn phải nấm độc, mất mạng.

Những tai nấm chúm chím mọc trên thân cây mục.

Những tai nấm chúm chím mọc trên thân cây mục.

Nhiều năm xuyên rừng, gặp vô vàn loại nấm có hình thù, màu sắc khác nhau, anh Mull K’Vang chia làm 3 loại nấm: Nấm ăn được (không độc), nấm độc và nấm thức thần (magic mushroom) ăn vào sẽ bước vào cõi mơ, sau đó hết tác dụng sẽ trở về thực tại.

Đầu mùa mưa là mùa nấm sinh sôi, phát triển mạnh.

Đầu mùa mưa là mùa nấm sinh sôi, phát triển mạnh.

Để nhận dạng các loại nấm trên, anh Mull K’Vang thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của ông bà truyền lại. Ngoài ra, bản thân anh cũng tự tích luỹ kinh nghiệm bằng cách quan sát khu vực tai nấm sinh sôi phát triển. Nếu quanh tai nấm không bị côn trùng, động vật gặm nhắm, ăn thì nguy cơ rất cao nấm này có độc và ngược lại.

Thế giới nấm rất đa dạng, phong phú.

Thế giới nấm rất đa dạng, phong phú.

Dẫu vậy, anh Mull K’Vang rất cẩn trọng khi hái nấm ăn. “Những loại nấm mình chắc chắn là không độc, đã từng ăn thì lấy về. Còn chưa chắc chắn, tôi không dùng, kẻo biến mình thành con chuột bạch. Tôi từng biết có người bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc. Tuy nhiên, nấm tự nhiên vẫn được nhiều người hái làm thức ăn, bản thân tôi cũng vậy bởi chúng rất ngon, hương vị đặc biệt”, anh Mull K’Vang chia sẻ thêm.

Một loại nấm có hình thù rất lạ

Một loại nấm có hình thù rất lạ

PGS.TS Nguyễn Phương Đại Nguyên (Đại học Tây Nguyên) - chuyên gia về nấm cho biết, trong tự nhiên có rất nhiều loại nấm mà đến nay chưa thể định danh hết. Chính vì thế việc phân biệt nấm độc và không độc cũng không phải đơn giản nếu chỉ dựa vào mắt thường và kinh nghiệm.

Tai nấm bám trên cây

Tai nấm bám trên cây

Theo PGS.TS Nguyễn Phương Đại Nguyên, thế giới nấm rất đa dạng hình thù, màu sắc, nhiều loại khá giống nhau nên ranh giới nhận biết nấm độc và không độc mong manh. Chưa kể, nhiều loại nấm còn gây độc khi có điều kiện (phát độc khi ăn kèm với một loại rau, củ, quả hoặc uống chất kích thích như rượu, bia…). Có những loại nấm rất độc, chỉ vài tai nấm cũng có thể đoạt mạng một người trưởng thành.

Nấm độc hay có bao gốc và vòng cổ nằm ở phần thân nấm.

Nấm độc hay có bao gốc và vòng cổ nằm ở phần thân nấm.

Để phân biệt nấm có độc hay không, PGS.TS Nguyên cho hay, dựa vào màu sắc, hình dạng chưa đủ. Thông thường nấm độc hay có bao gốc và vòng cổ nằm ở phần thân nấm. Gặp những loại nấm này, người dân cần tránh, không được ăn kẻo bị ngộ độc.

Ông Nguyên nhấn mạnh, nấm tự nhiên rất ngon nhưng người dân cần cẩn thận khi sử dụng. Tốt nhất, người dân không nên ăn nấm lạ, nấm mà bản thân không biết có độc hay không…

Có thể bạn quan tâm