Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

NÓNG: Áp thấp tiến rất nhanh vào biển Đông, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai ra công điện khẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện một vùng áp thấp đang hình thành ở khu vực vùng biển phía Đông Philippines, khoảng ngày 30/7-1/8 vùng áp thấp này có khả năng đi vào phía Bắc biển Đông và mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Các địa phương lên kế hoạch ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.



Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp đang hoạt động ở khu vực miền Trung Philippin. Hồi 13h00 ngày 29/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 13,8-14,8 độ Vĩ Bắc; 122,5-123,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 1.300km.
 

Áp thấp tiến rất nhanh vào biển Đông, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai ra công điện khẩn. Ảnh: IT
Áp thấp tiến rất nhanh vào biển Đông, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai ra công điện khẩn. Ảnh: IT


Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ngoài ra, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, đầu tháng 8/2020 có khả năng xảy ra mưa to đến rất to trên diện rộng ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Sẵn sàng ứng phó thiên tai trong điều kiện dịch bệnh

Chiều 29/7, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (Ban chỉ đạo) cũng có công văn gửi Ban chỉ huy PCTT & TKCN các tỉnh, thành phố yêu cầu chủ động các phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh khi mùa mưa bão đã đến.

Cụ thể, Ban chỉ đạo yêu cầu Ban chỉ huy PCTT & TKCN các tỉnh theo dõi thường xuyên bản tin dự báo thiên tai và diễn biến dịch COVID-19 để hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn hai mục tiêu kép.


 

Mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở vùng núi Bắc Bộ. Ảnh: nchmf.
Mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở vùng núi Bắc Bộ. Ảnh: nchmf.



Đối với các tỉnh, thành phố đã, đang và có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh COVID-19, Ban chỉ đạo yêu cầu song song với triển khai ứng phó dịch bệnh, các địa phương cần điều chỉnh linh hoạt kế hoạch ứng phó với thiên tai cho phù hợp theo phương châm "4 tại chỗ". Đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly do dịch bệnh và dự kiến nơi sơ tán dân do thiên tai.

Đối với các tỉnh, thành phố khác, Ban chỉ đạo yêu cầu bổ sung phương án ứng phó thiên tai cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương khi có dịch bệnh xảy ra. Trong đó, tập trung các phương án sơ tán dân theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung, chuẩn bị sẵn máy móc cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng để xây dựng phương án sơ tán.

Các địa phương sẵn sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hóa chất khử trùng, khẩu trang y tế cho các điểm sơ tán dân. Ban chỉ đạo cũng yêu cầu các tỉnh xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện...

 


Để chủ động ứng phó với diễn biến của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ và mưa lớn diện rộng, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố; các Bộ, ngành chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Các tỉnh, thành phố ven biển: theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp, ATNĐ, chủ động duy trì liên lạc thường xuyên, thông tin cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển, người dân tại các khu du lịch biển và các khu nuôi trồng hải sản biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của vùng áp thấp, ATNĐ để chủ động phòng, tránh.

2. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, rà soát các phương án sẵn sàng triển khai ứng phó với các tình huống, đặc biệt là mưa lớn ở khu vực miền núi.

3. Triển khai các phương án ứng phó với vùng áp thấp, ATNĐ và mưa lũ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

4. Rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phương trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp theo nội dung văn bản số 92/TWPCTT ngày 29/7/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.

5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tấn, báo chí của trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật về diễn biến của vùng áp thấp, ATNĐ và mưa lũ; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh và ứng phó.

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN.

https://danviet.vn/nong-ap-thap-tien-rat-nhanh-vao-bien-dong-ban-chi-dao-phong-chong-thien-tai-ra-cong-dien-khan-20200729210339872.htm

Theo Lục Vô Song (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm