Liên tiếp trong những ngày qua, hàng chục người lao động nghèo tại 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đã trình báo với ngành chức năng về việc họ bị lừa đến huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) để hái cà phê thuê với ngày công rẻ mạt, thậm chí còn bị đe dọa đánh đập.
Theo trình bày của anh Nguyễn Văn Trà (ở xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên), vào giữa tháng 11 có 2 người đến vùng quê nghèo này để tuyển lao động lên Lâm Đồng hái cà phê. Họ nói mức lương 3 triệu đồng/người/tháng và được bao ăn ở, quần áo lao động. Nghe vậy, ngày 25-11, anh cùng một số người trong xã lên xe vào Lâm Đồng.
Khoảng 11 giờ đêm, xe đến đỗ lại trước cửa văn phòng Trung tâm giới thiệu việc làm Minh Nghĩa (xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng). Lập tức, hàng chục người đến bao vây để “xí” người lao động, trả tiền cho phía Trung tâm Minh Nghĩa rồi đưa lao động vừa “mua” được về nhà. Chưa biết mô tê gì, định tìm 2 người đã đến Phú Yên tuyển lao động để hỏi thì họ đã lặn mất tăm.
Chưa hết bỡ ngỡ, những người lao động này lại bị thêm một cú sốc khi mức lương mà gia chủ đưa ra là 1,7 triệu đồng/tháng chứ không phải 3 triệu đồng. Không những thế, trong tháng lương đầu, họ còn bị trừ 650.000 đồng tiền xe, tiền ăn trên đường đi, tiền giới thiệu việc làm và tiền bảo lãnh. Nếu ai không đồng ý làm, muốn về thì phải đóng 1.150.000 đồng (gồm 650.000 đồng tiền chi phí nói trên và 500.000 đồng tiền dịch vụ môi giới mà gia chủ đã trả cho Trung tâm giới thiệu việc làm).
Trong nhóm 8 người làm cùng anh Trà, có 3 người đã bỏ trốn, số còn lại phải gọi điện cầu cứu người nhà mang tiền đến chuộc, tổng cộng 9,2 triệu đồng/8 người (kể cả 3 người đã bỏ trốn) mới được về quê. Được biết, cùng đi trong chuyến đó còn khoảng hơn 20 người, hiện chưa biết số phận họ ra sao.
Trước đó vài ngày, cùng chiêu thức tương tự, hơn 30 người lao động nghèo tại huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã bị lừa đến Trung tâm giới thiệu việc làm Minh Nghĩa. Một số người bỏ trốn, một số đã được gia đình đến chuộc về, còn nhiều người chưa biết về đâu.
Tình trạng thiếu lao động thu hái cà phê mùa vụ tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và cả Tây Nguyên nói chung đã là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua. Do không có đầu mối thông tin tuyển dụng chính thống, nên nhiều hộ phải thông qua các trung tâm môi giới việc làm tư nhân, vừa tốn phí cao (500.000 đồng/lao động), vừa ẩn chứa nhiều rủi ro.
Chiều 2-11, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị, địa phương liên quan để tìm hướng giải quyết các vụ việc lừa lao động đến địa phương hái cà phê. Theo ông Tài, sáng cùng ngày, công an huyện đã tạm giữ hành chính một đối tượng lừa đảo lao động tại xã Tân Hà.
Đối tượng này bị tạm giữ khi vừa đưa 10 lao động từ huyện Đắc G’long (tỉnh Đắc Nông) đến Lâm Hà. Ban đầu, đối tượng này khai tên là Nghĩa, ở xã Hiệp An (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Hiện Công an Lâm Hà đang đấu tranh, làm rõ hành vi lừa đảo của đối tượng này và mở rộng điều tra.
Trước đó, ngày 1-12, Công an huyện Lâm Hà phối hợp với Phòng LĐTB-XH huyện và lãnh đạo xã Hoài Đức đã đến kiểm tra hành chính tại Trung tâm giới thiệu việc làm Minh Nghĩa. Kết quả kiểm tra cho thấy, trung tâm này đã hoạt động giới thiệu việc làm “chui” (chưa có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm do Sở LĐTB-XH cấp theo quy định, mà chỉ có giấy đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp).
Người quản lý trung tâm này cho biết, trung tâm chỉ mới hoạt động được 2 tháng (từ tháng 10-2010 đến nay) và ký vào biên bản cam kết tạm ngưng hoạt động, đồng thời tháo gỡ bảng hiệu quảng cáo môi giới việc làm.
Theo trình bày của anh Nguyễn Văn Trà (ở xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên), vào giữa tháng 11 có 2 người đến vùng quê nghèo này để tuyển lao động lên Lâm Đồng hái cà phê. Họ nói mức lương 3 triệu đồng/người/tháng và được bao ăn ở, quần áo lao động. Nghe vậy, ngày 25-11, anh cùng một số người trong xã lên xe vào Lâm Đồng.
Tây Nguyên đang “khát” lao động hái cà phê. |
Chưa hết bỡ ngỡ, những người lao động này lại bị thêm một cú sốc khi mức lương mà gia chủ đưa ra là 1,7 triệu đồng/tháng chứ không phải 3 triệu đồng. Không những thế, trong tháng lương đầu, họ còn bị trừ 650.000 đồng tiền xe, tiền ăn trên đường đi, tiền giới thiệu việc làm và tiền bảo lãnh. Nếu ai không đồng ý làm, muốn về thì phải đóng 1.150.000 đồng (gồm 650.000 đồng tiền chi phí nói trên và 500.000 đồng tiền dịch vụ môi giới mà gia chủ đã trả cho Trung tâm giới thiệu việc làm).
Trong nhóm 8 người làm cùng anh Trà, có 3 người đã bỏ trốn, số còn lại phải gọi điện cầu cứu người nhà mang tiền đến chuộc, tổng cộng 9,2 triệu đồng/8 người (kể cả 3 người đã bỏ trốn) mới được về quê. Được biết, cùng đi trong chuyến đó còn khoảng hơn 20 người, hiện chưa biết số phận họ ra sao.
Trước đó vài ngày, cùng chiêu thức tương tự, hơn 30 người lao động nghèo tại huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã bị lừa đến Trung tâm giới thiệu việc làm Minh Nghĩa. Một số người bỏ trốn, một số đã được gia đình đến chuộc về, còn nhiều người chưa biết về đâu.
Tình trạng thiếu lao động thu hái cà phê mùa vụ tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và cả Tây Nguyên nói chung đã là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua. Do không có đầu mối thông tin tuyển dụng chính thống, nên nhiều hộ phải thông qua các trung tâm môi giới việc làm tư nhân, vừa tốn phí cao (500.000 đồng/lao động), vừa ẩn chứa nhiều rủi ro.
Chiều 2-11, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị, địa phương liên quan để tìm hướng giải quyết các vụ việc lừa lao động đến địa phương hái cà phê. Theo ông Tài, sáng cùng ngày, công an huyện đã tạm giữ hành chính một đối tượng lừa đảo lao động tại xã Tân Hà.
Đối tượng này bị tạm giữ khi vừa đưa 10 lao động từ huyện Đắc G’long (tỉnh Đắc Nông) đến Lâm Hà. Ban đầu, đối tượng này khai tên là Nghĩa, ở xã Hiệp An (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Hiện Công an Lâm Hà đang đấu tranh, làm rõ hành vi lừa đảo của đối tượng này và mở rộng điều tra.
Trước đó, ngày 1-12, Công an huyện Lâm Hà phối hợp với Phòng LĐTB-XH huyện và lãnh đạo xã Hoài Đức đã đến kiểm tra hành chính tại Trung tâm giới thiệu việc làm Minh Nghĩa. Kết quả kiểm tra cho thấy, trung tâm này đã hoạt động giới thiệu việc làm “chui” (chưa có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm do Sở LĐTB-XH cấp theo quy định, mà chỉ có giấy đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp).
Người quản lý trung tâm này cho biết, trung tâm chỉ mới hoạt động được 2 tháng (từ tháng 10-2010 đến nay) và ký vào biên bản cam kết tạm ngưng hoạt động, đồng thời tháo gỡ bảng hiệu quảng cáo môi giới việc làm.
Theo SGGP