Thời sự - Sự kiện

Ông Zelensky đề cập khả năng không đàm phán hòa bình trực tiếp với Nga mà qua trung gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- The Kyiv Independent ngày 30/6 đưa tin: Ông Zelensky nói Ukraine “có thể tìm ra một hình mẫu” cho giải pháp tiềm năng nhằm chấm dứt xung đột với Nga. Đó là dựa vào thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian dàn xếp 2 năm trước, giúp thiết lập hành lang xuất khẩu nông sản từ các cảng của nước này.
Tổng thống Zelensky ( giữa) cùng lãnh đạo EU. Ảnh: NDTO)

Tổng thống Zelensky ( giữa) cùng lãnh đạo EU. Ảnh: NDTO)

Theo ông Zelensky, Ankara và Liên Hợp Quốc đã ký các thỏa thuận riêng với Moscow và Kiev. “Việc đó đã thành công. Hành lang xuất khẩu ngũ cốc sau đó đã tồn tại đủ lâu”, người đứng đầu Ukraine bày tỏ. Ông Zelensky cho rằng, mô hình trên có thể sử dụng cho vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, năng lượng và vận tải.

Đài RT của Nga cho biết trước đó Kiev đã từ chối chấp nhận các điều khoản của Nga làm cơ sở đàm phán và cáo buộc Moscow không thiện chí. Năm 2022, ông Zelensky thậm chí còn ra sắc lệnh tuyên bố "không thể" đàm phán với Tổng thống Nga.

Trong khi đó, Nga khẳng định nước này sẵn sàng tái khởi động các cuộc đàm phán, nhưng chỉ với điều kiện Kiev từ bỏ yêu sách đối với 4 vùng của Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia đã sáp nhập vào Nga sau các cuộc trưng cầu ý dân. Ukraine không công nhận kết quả trưng cầu ý dân này.

Ông Zelensky kiên trì đàm phán hòa bình khả thi là dựa trên công thức hòa bình của Ukraine, Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine và bồi thường, cùng các nội dung khác.

"Nếu nói về ý tưởng từ bỏ lãnh thổ của chúng tôi thì không được. Ý tưởng đó sẽ không giải quyết được vấn đề" - ông Zelensky nhấn mạnh.

Ông đề xuất có thể mời các nước khác ở châu Á, châu Phi hay Nam Mỹ tham gia hòa giải. Tuy nhiên, tổng thống Zelensky lưu ý, thỏa thuận cuối cùng phải “phù hợp” với Kiev và dựa trên các điều khoản của Ukraine.

Tổng thống Zelensky lâu nay vẫn tìm cách thúc đẩy kế hoạch 10 điểm do ông đề xuất, nhưng Moscow nhất quyết bác bỏ. Nhà chức trách Nga coi kế hoạch này là “phi thực tế”.

Nhằm tăng cường bảo vệ, hôm 27/6, ông Zelensky có mặt tại trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) để ký thỏa thuận an ninh với tổ chức này. Theo thỏa thuận, Ukraine cam kết cải cách an ninh, tình báo và quốc phòng theo lộ trình để đạt điều kiện gia nhập EU. Kiev cũng minh bạch và giải trình liên quan các khoản hỗ trợ, đóng góp cho an ninh của EU.

EU cam kết tiếp tục viện trợ quân sự sát thương và phi sát thương, huấn luyện cho Ukraine thông qua Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF). Năm nay, EU dành ra ngân sách 5 tỷ euro cho quỹ EPF để hỗ trợ Ukraine.

Có thể bạn quan tâm