Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Phát hiện tàn tích vật thể ngoài Hệ mặt trời ở Nam Cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học vừa tìm ra bụi vũ trụ lẫn trong tuyết Nam Cực, là những thứ mà một siêu tân tinh rất xa Hệ Mặt trời bắn đến trái đất hàng triệu năm về trước.

 

Một nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Physical Review Letters đã công bố phát hiện đáng ngạc nhiên về tuyết lẫn bụi vũ trụ được tìm thấy gần trạm nghiên cứu Kohnen do người Đức xây dựng tại Nam Cực.

 

Nam Cực - ảnh đồ họa từ NASA
Nam Cực - ảnh đồ họa từ NASA



Đó là thành quả của nhóm nghiên cứu đa quốc gia đến từ nhiều đơn vị danh tiếng như Đại học Quốc gia Úc, Đại học Công nghệ München (Đức)… Họ đã đem về phòng thí nghiệm ở Munich (Đức) 500 kg tuyết và phát hiện ra đồng vị phóng xạ "ngoài hành tinh" của sắt – 60Fe. 60Fe tự nhiên trên trái đất đã phân rã và hoàn toàn biến mất từ lâu. Hầu hết 60Fe tìm được sau này đều có nguồn gốc từ các thiên thạch, tiểu hành tinh rơi xuống đại cầu.

Sau này, các vụ thử bom hạt nhân và thảm họa nhà máy hạt nhân cũng có thể tạo ra và phân tán đồng vị 60Fe trên khắp trái đất, tuy nhiên lượng đồng vị đó thấp hơn nhiều so với những gì một vật thể ngoài hành tinh mang lại.

Với lượng đồng vị 60Fe quá nhiều trong tuyết Nam Cực, các nhà khoa học khẳng định rằng nó thuộc về một kẻ ngoại lai. Họ tiếp tục phân tích xem liệu nó có đến từ đâu đó trong Hệ Mặt trời? Câu trả lời là không, dựa vào một đồng vị mangan - 53Mn, cũng tồn tại trong bụi vũ trụ, vốn phụ thuộc vào sự tiếp xúc với bức xạ vũ trụ. Kết quả cho thấy lượng mangan thấp hơn nhiều so với mức mà bụi cục bộ Hệ Mặt trời có thể sở hữu.

Các bằng chứng đã xác định chủ nhân của bụi vũ trụ kỳ bí này chính là một siêu tân tinh hàng triệu năm về trước. Siêu tân tinh là giai đoạn hấp hối rực rỡ của một vì sao: nó bùng nổ dữ dội thành siêu tân tinh trước khi chỉ còn trơ lõi và chết hẳn.

A. Thư (APS Physics, Live Science, nld)

Có thể bạn quan tâm