Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Phú Yên: Xử lý trường hợp vi phạm thắng cảnh đầm Ô Loan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân đang thu gom cá chết trên đầm Ô Loan để chôn lấp.
Người dân đang thu gom cá chết trên đầm Ô Loan để chôn lấp.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Tuy An khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các tổ chức, cá nhân đã vi phạm xây dựng nhà ở và nuôi trồng thủy sản trái phép trong khu vực thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan; đồng thời phải chấn chỉnh và tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý quy hoạch của thắng cảnh này.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân huyện Tuy An phải xử lý dứt điểm đối với những trường hợp tự ý xây nhà ở và đắp ao đìa nuôi trồng thủy sản trong đầm Ô Loan; đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định đối với những trường hợp trong vùng quy hoạch Dự án nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan.

Đối với vành đai khoanh vùng bảo vệ di tích khu vực cần phải được bảo vệ nguyên trạng với diện tích 1.200 hecta mặt nước đầm; bờ đầm tính từ mép nước lên 100m, không cho phép xây dựng bất cứ công trình nào trong khu vực này. Ủy ban Nhân dân huyện Tuy An sớm tiến hành cắm mốc và công khai quy hoạch để nhân dân biết…

Thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan nằm trên địa bàn huyện Tuy An và cách tỉnh lỵ Phú Yên hơn 30km về phía Bắc, từ nhiều năm nay bị xâm hại và ô nhiễm môi trường do nạn xây nhà trái phép, đắp hồ nuôi trồng thủy sản trong đầm.

Mặc dù từ năm 1996, tỉnh Phú Yên đã lập bản đồ vị trí khoanh vùng và quy định bảo vệ diện tích đầm Ô Loan nhưng chính quyền huyện Tuy An cũng như 5 xã có dân cư sống quanh đầm là An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải và An Ninh Đông buông lỏng công tác quản lý và không xử lý kiên quyết những trường hợp sai phạm. Do vậy, tình trạng xâm hại đầm Ô Loan ngày càng tăng.

Theo thống kê, trước năm 1997 là mốc thời điểm đầm Ô Loan được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia thì trong đầm đã có 325 hecta nuôi trồng thủy sản, chiếm gần 1/4 diện tích mặt đầm.

Tuy nhiên, trong đó chỉ có 66 hecta được Ủy ban Nhân dân huyện Tuy An cấp quyết định giao đất mặt nước; còn lại đều lấn chiếm trái phép nhưng từ đó đến nay chính quyền huyện Tuy An không thực hiện cưỡng chế. Chính vì buông lỏng quản lý nên từ năm 1997 đến nay có thêm 82 trường hợp xây hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích vi phạm hơn 16 hecta.

Tương tự, đối với trường hợp xây cất trái phép ven bờ đầm Ô Loan, có đến 232 hộ xây dựng nhà ở và công trình khác với tổng diện tích vi phạm gần 17.190 mét vuông.

Trong đó, riêng từ năm 1997 đến nay phát sinh thêm 177 hộ vi phạm với diện tích hơn 14.080 mét vuông. Điều đáng nói là hiện nay có một số hộ tự ý cải tạo nâng cấp nhà ở trên diện tích đã vi phạm.

Xã An Cư là địa phương có tình trạng xâm hại đầm Ô Loan nhiều nhất với 120 hecta mặt nước bị lấn chiếm xây hồ nuôi tôm trái phép và 123 hộ tự ý xây cất ven đầm với diện tích 14.766m2.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm