Phóng sự - Ký sự

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước.

Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tiễu vũ trang, tàu đổ bộ, cứu hộ cứu nạn… góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.

Tàu KN-490 của Chi đội Kiểm ngư 4 cập cảng Trường Sa

Đầu tiên phải kể đến là Tổng công ty Ba Son (Xí nghiệp Liên hợp Ba Son) thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Với bề dày lịch sử 160 năm hình thành, phát triển, đây là đơn vị tiên phong của ngành cơ khí đóng tàu Việt Nam và là đơn vị đầu tiên - duy nhất tại Việt Nam đóng tàu chiến đấu hiện đại công nghệ cao.

Tổng công ty Ba Son đã thành công trong đóng mới, cải hoán nhiều loại tàu chiến đấu và tàu chuyên dụng cho quân đội, đóng tàu cho khách hàng trong nước và quốc tế.

Bộ đội tàu 253 (Lữ đoàn 127, Vùng 5 hải quân) báo động chiến đấu

Đơn cử như: Đóng thành công cặp tàu pháo TP.01 và TP.01M đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1977 - 1980. Cặp tàu này hiện đang nằm trong đội hình chiến đấu của Lữ đoàn 127 (Vùng 5 hải quân) với số hiệu 251 và 253.

Tàu tên lửa 381 trực sẵn sàng chiến đấu tại căn cứ

Tổng công ty Ba Son cũng đóng thành công tàu tên lửa PS500 đầu tiên của Việt Nam, mang số hiệu 381 và nhập biên chế Vùng 4 hải quân ngày 12.10.2001. Đây là chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên được đóng mới trong nước theo dây chuyền chuyển giao công nghệ của Nga.

Đoàn công tác của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng kiểm tra quá trình đóng mới tàu tên lửa tấn công nhanh Moliya tại Tổng công ty Ba Son

Đặc biệt, từ cuối năm 2009, chương trình đóng tàu 12418 đã được triển khai tại Tổng công ty Ba Son và trong giai đoạn 2014 - 2017, đơn vị đã bàn giao 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Moliya cho Quân chủng Hải quân, là 377, 378 (6.2014); 379, 380 (7.2015); 382, 383 (10.2017), hiện đang thuộc Vùng 2 hải quân.

Tàu tên lửa tấn công nhanh 377 cơ động vào vị trí bắn tên lửa

Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà (nhà máy Z173) trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, từ năm 2012 đến 2015 đã đóng mới thành công và bàn giao 4 tàu pháo TT-400TP cho Quân chủng Hải quân, gồm: 272 (1.2012), 273 (8.2012), 274 (5.2014), 275 (9.2014), 276 (1.2015), 277 (9.2015). Đây là lớp tàu pháo tuần tra, có lượng chiếm nước 475 tấn (trang bị đầy đủ), tốc độ tối đa 59 km/giờ, hoạt động liên tục tới 30 ngày trên biển.

Tàu pháo 272 và 273 chuẩn bị đi biển

Lớp tàu pháo TT-400TP được trang bị pháo hạm tự động 76 mm AK-176, pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630 có ra đa dẫn bắn, súng máy phòng không 14,5 mm và hệ thống tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla với 2 giàn ống phóng.

Tàu pháo 274 cơ động làm nhiệm vụ trên biển

Tổng công ty Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) cũng đã đóng mới 4 tàu vận tải đổ bộ đa năng Roro 5612. Cuối tháng 10.2021, các tàu được gắn số hiệu (526, 527, 528, 529) và biên chế về Vùng 5 hải quân.

Đây là loại tàu vận tải đổ bộ thế hệ mới, đóng mới theo tiêu chuẩn quốc tế Damen của Hà Lan. Tàu được trang bị khí tài hiện đại; có thể đổ bộ, quay trở trong không gian hẹp, phù hợp với vận chuyển hải quân đánh bộ, xe tăng, cơ giới, hàng hóa và vũ khí...

Tàu vận tải đổ bộ đa năng Roro của Vùng 5 hải quân làm nhiệm vụ trên vùng biển Trường Sa

Công ty 189 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), những năm qua cũng đóng mới rất nhiều tàu quân sự. Đơn cử như: Tàu tuần tra cỡ lớn 8001 và 8004 cho Cảnh sát biển Việt Nam; tàu tuần tra cỡ nhỏ cho hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm ngư; tàu cá vũ trang; tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn; tàu chở quân - tàu đổ bộ; tàu quân y; tàu cứu hộ tàu ngầm...

Tàu quân sự đóng mới tại Tổng công ty Sông Thu

Đặc biệt, từ 2012 - 2015, các nhà máy đóng tàu quân đội đã hoàn thành 8 tàu tuần tra cỡ lớn lớp ĐN-2000 (hay DN2000) - lớp tàu tuần tra của Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam (chữ "ĐN" là viết tắt của "đa năng", còn "2000" là chỉ lượng giãn nước. ĐN-2000 có lượng giãn nước tối đa là 2.771 tấn).

Tàu CSB-8001 trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Sinh Tồn Đông (quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa)

Tàu được chế tạo trên cơ sở thiết kế lớp tàu OPV-9014 mua của hãng đóng tàu Damen (Hà Lan). Các tàu ĐN-2000 dài 90,5 m, rộng 14 m và độ cao mạn tàu là 7 m. Tốc độ tối đa gần 40 km/ giờ và thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm. Tàu có thể mang theo máy bay trực thăng, xuồng cứu hộ.

Hiện nay, 8 tàu ĐN-2000 đã trang bị cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam.

Tàu tuần tra kiêm tìm kiếm cứu nạn trang bị cho Bộ đội Biên phòng

Ngoài ra, các nhà máy đóng tàu quân đội còn đóng mới hàng trăm tàu cảnh sát biển (TT-400, TT-200, TT-120, TS-500CV, Trường Sa, DST-4612, STU-1606, H-222), tàu kiểm ngư (KN-750, KN-6000, KN-3600, TK-1482C, Trường Sa), tàu cá vũ trang, vận tải quân sự, hải đội dân quân thường trực... làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Tàu của hải đội dân quân thường trực đang được đóng mới tại nhà máy X51
Tàu CSB-4034 của Cảnh sát biển và tàu vận tải đổ bộ 522 trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Đá Tây (Trường Sa)
Tàu chở quân 571 của Vùng 4 hải quân làm nhiệm vụ tại Trường Sa
Tàu quân y 561 của Vùng 4 hải quân làm nhiệm vụ tại vùng biển đảo An Bang (Trường Sa)
Tàu KN-462 của Chi đội Kiểm ngư 4 trực bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa
Tàu KN-290 của Chi đội Kiểm ngư 2 diễn tập chống cháy nổ
Tàu cảnh sát biển 4031 và tàu tên lửa 381 trực bảo vệ chủ quyền tại Trường Sa
Tàu cảnh sát biển 4037 đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Tàu cá vũ trang 788 tuần tra trên vùng biển Trường Sa
Tàu kiểm ngư 290 tuần tra qua vùng biển Đá Lớn, Trường Sa
Tàu kiểm ngư 417 trực bảo vệ chủ quyền tại Trường Sa
Tàu kiểm ngư Việt Nam (phải) đấu tranh ngăn chặn tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Tàu cá vũ trang 739 tham gia ngăn cản tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động trái phép trong thềm lục địa Việt Nam
Tàu kiểm ngư Việt Nam (trái) ngăn chặn tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam
Tàu Trường Sa (trái) ngăn chặn tàu hải cảnh Trung Quốc vi phạm
Tàu tên lửa tấn công nhanh Moniya do Việt Nam đóng mới, thực hành phóng tên lửa
Duy tu bảo dưỡng tàu 8002

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm