Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Quảng Ngãi "khai tử" rừng dừa nước gần trăm năm tuổi để làm nhà máy giấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rừng dừa nước ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn được ví là "của hiếm' của Quảng Ngãi và một phần "lá phổi xanh" của KKT Dung Quất. Thế nhưng 50/70 ha diện tích này sẽ bị phá bỏ để lấy đấy xây dựng dự án nhà máy (D.A NM) giấy, trong sự tiếc nuối của người dân tỉnh nhà.
 

Những

Tuy không biết chính xác, thế nhưng theo lời các bậc cao niên ở Bình Phước và vùng lân cận thì rừng dừa nước này có tuổi đời ngót nghét cũng gần trăm năm rồi. Qua lời kể của cha ông thì nguyên thuỷ đây khu vực đầm lầy nước mặn. Số dừa nước trồng tại đây được cha ông mang từ nam bộ về, với mục đích ban đầu là để lấy lá lợp nhà.

"Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, rừng dừa nước Bình Phước còn là nơi che giấu cho số cán bộ của ta và lực lượng vũ trang ở địa phương hoạt động", bác Nguyễn Văn Tình (74 tuổi), người dân ở huyện Bình Sơn, nhớ lại.

Sau khi đất nước hoà bình, thống nhất và kéo dài đến những năm 2000, cùng với sử dụng tại chỗ từ thu chặt lá dừa nước và phơi khô chở đi bán cho người dân trong và ngoài tỉnh để lợp nhà, đã trở thành nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ gia đình của địa phương.

Những năm gần đây, khi vật liệu lợp nhà được thay thế bằng ngói, đổ bê tông thì rừng dừa nước chính là nơi mưu sinh của nhiều hộ gia đình bằng đánh bắt tôm. Giá trị hơn về mặt kinh tế, với diện tích rộng trên 70 ha, rừng dừa nước còn được ví là một phần "lá phổi xanh" của KKT Dung Quất.

Tuy nhiên sau gần cả trăm năm tồn tại để tạo cảnh quang môi trường sinh thái, giúp người dân Bình Phước có "cái ăn, cái mặc", rừng dừa nước này sẽ bị phá bỏ trong nay mai để lấy đất cho dự án nhà máy giấy VTP.

Bác Trần Văn Nhị (60 tuổi), ở xã Bình Phước trầm ngâm: "Trải qua một thời gian dài để hình thành, tồn tại rồi gắn bó với người nơi đây như vậy nên giờ nghe phá bỏ cảm thấy buồn và tiếc lắm. Chỉ mong các cấp ngành của tỉnh đã có sự tính toán kĩ và quyết định đúng khi phá bỏ rừng dừa nước này để lấy đất cho D.A NM giấy".

Ông Nguyễn Thế Nhân, Chủ tịch UBND xã Bình Phước, bày tỏ: Trong số 50/70 ha rừng dừa nước bị phá bỏ thì diện tích do địa phương quản lý chỉ khoảng 20 ha, còn lại thuộc quyền sở hữu của người dân. Trước khi có chủ trương phá bỏ, chúng tôi đã rất nhiều lần tổ chức họp dân để nghe và ghi nhận ý kiến. Qua phân tích thiệt hơn, cuối cùng thì mọi người dân đã đồng ý phá, để làm hồ chứa nước phục vụ cho NM giấy".

Ngoài tiền đền bù, theo ông Nhân, Chủ tịch UBND xã Bình Phước thì chủ đầu tư D.A NM giấy cũng đồng ý trồng lại một diện tích dừa nước tương đương ở tại địa phương và các khu vực lân cận. Tuy nhiên hiện ở Bình Phước không còn khu vực đất nào phù hợp để trồng lại. Vì vậy địa phương kiến nghị với tỉnh cho sử dụng tiền đền bù của phần diện tích được quản lý, để mua lại số diện tích dừa nước còn lại do người dân sở hữu, nhằm tạo môi trường sinh thái cho vùng".

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư huyện Bình Sơn bày tỏ: "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của tỉnh trong việc triển khai các D.A xây dựng, nhà máy để phát triển kinh tế. Thế nhưng với những trường hợp liên quan đến môi trường, mong các cấp ngành của tỉnh và trung ương có sự đánh giá thật kĩ và xem xét thật trọng; đừng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua những ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường về sau"

Được biết D.A NM Bột - Giấy VNT19, do Công ti cổ phần Bột - Giấy làm chủ đầu tư, được xây dựng tại KKT Dung Quất nằm trên địa bàn xã Bình Phước. Tổng diện tích D.A này gần 200ha, với công suất giai đoạn 1 khoảng 350.000 tấn bột giấy/năm", vốn đầu tư trên 7900 tỷ đồng.

Theo danviet

Có thể bạn quan tâm