Sách giáo khoa lớp 1 mới: Thầy và trò hào hứng đón nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm học 2020-2021, toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 36.000 học sinh lớp 1 được học sách giáo khoa (SGK) của chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau 3 tuần học tập, đa số giáo viên, phụ huynh cho rằng các em học sinh khá hào hứng đón nhận SGK mới. Tuy nhiên, để SGK lớp 1 mới phát huy hiệu quả thì còn nhiều việc phải làm.
Năm học này, trên địa bàn tỉnh có 49,6% cơ sở giáo dục có bậc tiểu học chọn bộ sách “Cánh Diều” do Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn; các trường còn lại chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Nhiều điểm ưu việt
Tiết học tiếng Việt của lớp 1.5 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) sau gần 3 tuần tiếp cận bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” diễn ra khá sôi nổi. Giáo viên chủ nhiệm Vũ Thị Hải Anh cho biết: “Sách được trình bày đẹp với hình ảnh phong phú, sinh động nên học sinh hào hứng đón nhận bài học. Bên cạnh đó, toàn bộ bài học trong sách in được kết nối và mở rộng trong sách điện tử nên các em rất thích thú theo dõi bài học như xem một câu chuyện qua màn hình ti vi”.
Cũng theo cô Hải Anh, sách điện tử là phiên bản của SGK lớp 1 mới được tích hợp, bổ sung audio, video, mô hình 3D, trò chơi… phù hợp với từng nội dung học tập. Với giao diện thân thiện, đơn giản, việc dạy và học trên sách điện tử trở nên dễ dàng với các công cụ thông minh như: tra cứu, bộ lọc, đánh dấu, ghi chú. Đặc biệt, kho học liệu cũng cung cấp hệ thống câu hỏi, bài tập được phân loại theo mức độ từ dễ đến khó, có hướng dẫn trả lời câu hỏi, làm bài tập nên giúp học sinh tự học và phụ huynh có thể hướng dẫn các con.
“Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng sách điện tử này. Do đó, sau 3 tuần, tôi nhận thấy khả năng tiếp thu của học sinh khá tốt, khoảng 50% học sinh đã phát huy được năng lực bản thân khi tự phân chia nhóm thảo luận trong lớp học”-cô Hải Anh cho biết thêm.
Cô Vũ Thị Hải Anh-giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) cùng học sinh trong 1 tiết học tiếng Việt. Ảnh: Nguyễn Giang
Cô Vũ Thị Hải Anh-giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) cùng học sinh trong 1 tiết học tiếng Việt. Ảnh: Nguyễn Giang
Bộ sách trên cũng được nhiều phụ huynh đánh giá tích cực. Anh Nguyễn Văn Bình (phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho biết: “So với SGK cũ thì bộ sách mới hấp dẫn các con hơn. Sách có nhiều hình ảnh minh họa đẹp mắt, gần gũi nên học sinh luôn chủ động học tập mà không cần bố mẹ thúc giục. Ngoài ra, nội dung bài học được kết nối với sách điện tử đã giúp phụ huynh thêm thuận lợi khi đồng hành cùng con”.
Đối với bộ sách “Cánh Diều”, nhiều giáo viên cũng ghi nhận hiệu ứng tích cực từ phía học sinh. Cô Nguyễn Thị Hiền-giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã Ia Chía, huyện Ia Grai) chia sẻ: “Sách giáo khoa điện tử “Cánh Diều” có các video hoạt hình tái hiện nội dung bài học giúp học sinh nhớ bài lâu hơn. Ngoài ra, bộ SGK này còn hỗ trợ giáo viên, phụ huynh theo dõi quá trình học của học sinh để có thể điều chỉnh cho hợp lý”.  
Với 30 năm kinh nghiệm dạy lớp 1, cô Nguyễn Thị Tuyết-giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Kbang) nói: “So với bộ sách cũ thì SGK mới có rất nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của học sinh hơn. Các bài học được thiết kế đơn giản, cho phép giáo viên tự chủ trong phương pháp truyền đạt”.
Cô Nguyễn Thị Tuyết-giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Kbang) quanCô Nguyễn Thị Tuyết-giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Kbang) quan sát, hỗ trợ từng học sinh trong tiết tập viết. Ảnh: Nguyễn Giang sát, hỗ trợ từng học sinh trong tiết tập viết. Ảnh: Nguyễn Giang
Cô Nguyễn Thị Tuyết-giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Kbang) quan sát, hỗ trợ từng học sinh trong tiết tập viết. Ảnh: Nguyễn Giang
Từng bước tháo gỡ vướng mắc
Bộ SGK lớp 1 mới được thiết kế theo phương pháp dạy học hiện đại, giúp học sinh học tập chủ động; giáo viên được giao quyền tự quyết định cách thức truyền đạt, linh hoạt trong giảng dạy với mục tiêu chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Do đó, đội ngũ giáo viên được coi là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cô Bùi Thị Phương Hoa-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn-chia sẻ: “Trong các cuộc họp chuyên môn, Ban Giám hiệu nhà trường luôn khuyến khích giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt, theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đánh giá học sinh tiểu học (có hiệu lực từ ngày 20-10-2020) giáo viên được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. Nhà trường sẽ tạo điều kiện cho giáo viên thỏa sức sáng tạo trong mỗi bài học”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc cho phép các trường được tự chủ trong lựa chọn SGK đã dẫn đến một số khó khăn nhất định. Trưởng phòng GD-ĐT huyện Kbang Lê Thanh Hải nêu khúc mắc: “Toàn huyện hiện có 17 trường có cấp tiểu học thì 16 trường chọn dạy bộ sách “Cánh Diều”, chỉ 1 trường chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Điều đó khiến chúng tôi lúng túng trong việc tổ chức công tác sinh hoạt chuyên môn cụm theo quy định của ngành. Ngoài ra, điều này cũng gây khó khăn cho số học sinh có nhu cầu chuyển trường nếu nơi chuyển đến không sử dụng cùng bộ sách. Chúng tôi đang nghiên cứu hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp cho các cụm trường”.
Với chương trình SGK lớp 1 hiện hành, giáo viên được quyền tự chủ trong tổ chức bài học. Ảnh: Nguyễn Giang
Với chương trình SGK lớp 1 hiện hành, giáo viên được quyền tự chủ trong tổ chức bài học. Ảnh: Nguyễn Giang
Trao đổi về công tác giảng dạy SGK mới, bà Bùi Khoa Nghi-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-cho hay: “Theo ghi nhận, các trường đã tiếp cận khá tốt với SGK lớp 1 mới. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí hạn chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả của SGK hiện hành khi không phát huy được hết tính ưu việt của sách, đặc biệt là phần sách điện tử”.
Cũng theo bà Nghi, để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành GD-ĐT đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị và một số phương tiện dạy học hiện đại; chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng đủ số lượng và cơ cấu theo môn học để dạy học 2 buổi/ngày. Các cấp quản lý giáo dục cũng hỗ trợ kinh phí để tổ chức tốt công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên bởi đây là nhân tố quyết định sự thành công của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. 
“Vừa qua, Sở đã trình UBND tỉnh kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày giai đoạn 2020-2025. Các Phòng GD-ĐT đã chủ động đề xuất chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên đủ để dạy học 2 buổi/ngày, trước hết ưu tiên cho lớp 1. Những cơ sở giáo dục chưa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì cũng phải bố trí dạy học ít nhất 6-7 buổi/tuần mới có thể thực hiện được chương trình SGK mới; từng bước đầu tư để chuyển đổi sang dạy học 2 buổi/ngày nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục cho toàn tỉnh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số để các em kịp thời nắm bắt kiến thức. Hiện nay, các trường đã đảm bảo đủ giáo viên, phòng học để dạy học 2 buổi/ngày cho khối lớp 1 và tiếp tục được đầu tư để đảm bảo lộ trình cuốn chiếu của chương trình giáo dục phổ thông mới”-bà Nghi thông tin thêm.
NGUYỄN GIANG-GIA HÂN

Có thể bạn quan tâm