Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Sáp nhập huyện, xã, thừa ra gần 17.000 cán bộ, công chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Nội vụ cho biết sau sáp nhập huyện, xã sẽ thừa ra gần 17.000 cán bộ, công chức, trong đó cấp huyện thừa 428 người, cấp xã thừa hơn 16.000 người. Việc sắp xếp huyện, xã gắn với tinh giản biên chế tiết kiệm chi ngân sách khoảng 1.400 tỉ đồng.
Theo tính toán của Bộ Nội vụ, quá trình sắp xếp hàng ngàn huyện, xã hiện nay sẽ giảm chi ngân sách nhà nước do giảm chi tiền lương, phụ cấp và chi hoạt động trong 5 năm tới (2020 - 2024) khoảng 1.400 tỉ đồng - Ảnh: T.Đ.H.
Theo tính toán của Bộ Nội vụ, quá trình sắp xếp hàng ngàn huyện, xã hiện nay sẽ giảm chi ngân sách nhà nước do giảm chi tiền lương, phụ cấp và chi hoạt động trong 5 năm tới (2020 - 2024) khoảng 1.400 tỉ đồng - Ảnh: T.Đ.H.
Giảm 6 huyện, 545 xã
Đến nay, đã có 43 tỉnh, thành phố được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, theo đó trong giai đoạn 2019 - 2021 sẽ thực hiện sắp xếp 18 huyện, 1.025 xã tại 43 địa phương.
Sau khi thực hiện sắp xếp đã giảm được 6 huyện, trong đó tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện, Quảng Ngãi giảm 1 huyện, Quảng Ninh giảm 1 huyện, Hòa Bình giảm 1 huyện. Các tỉnh Yên Bái, Điện Biên điều chỉnh địa giới để sắp xếp các huyện nhưng không giảm số huyện.
Quá trình thực hiện sắp xếp 1.025 xã tại 43 tỉnh, thành phố giảm được 545 xã, trong đó Hòa Bình giảm 59 xã, Cao Bằng giảm 38 xã, Phú Thọ giảm 52 xã, Hà Tĩnh giảm 46, Thanh Hóa giảm 76, Quảng Trị giảm 16 xã, Lạng Sơn giảm 26 xã, Hải Dương giảm 29 xã.
Quá trình giải quyết cán bộ, công chức dư thừa thời gian qua gặp nhiều khó khăn - Ảnh: TTO
Quá trình giải quyết cán bộ, công chức dư thừa thời gian qua gặp nhiều khó khăn - Ảnh: TTO
Thừa gần 17.000 cán bộ, công chức
Cũng theo Bộ Nội vụ, việc sắp xếp các huyện, xã tại 43 tỉnh thành, phố sẽ làm dôi dư gần 17.000 cán bộ, công chức.
Trong báo cáo gửi tới Chính phủ về việc sắp xếp các huyện, xã, UBND các tỉnh, thành phố đều cam kết và có phương án, lộ trình giải quyết dứt điểm số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dư thừa trong bộ máy chính quyền các huyện, các xã trước năm 2022.
Nhưng theo Bộ Nội vụ, việc giải quyết các chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư khi thực hiện sắp xếp huyện, xã gặp nhiều khó khăn, khó hoàn thành trước năm 2022.
Đến nay các địa phương chỉ có phương án giải quyết chế độ thôi việc cho 146 cán bộ, công chức cấp huyện; khoảng 7.000 cán bộ, công chức cấp xã; và khoảng 6.700 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Vẫn còn hơn 3.000 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dư thừa trong quá trình sắp xếp huyện, xã chưa có phương án giải quyết cho thôi việc.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc, đồng hành và kiểm tra các địa phương để giải quyết dứt điểm hàng ngàn cán bộ dư thừa này trước năm 2022.
Giảm biên chế sẽ giúp tiết kiệm chi ngân sách hàng ngàn tỉ đồng - Ảnh: TTO
Giảm biên chế sẽ giúp tiết kiệm chi ngân sách hàng ngàn tỉ đồng - Ảnh: TTO
Tiết kiệm ngân sách hơn 1.400 tỉ đồng
Theo tính toán của Bộ Nội vụ, quá trình sắp xếp hàng ngàn huyện, xã hiện nay sẽ giảm chi ngân sách nhà nước do giảm chi tiền lương, phụ cấp và chi hoạt động trong 5 năm tới (2020 - 2024) khoảng 1.400 tỉ đồng, trong đó giảm chi tiền lương và phụ cấp khoảng 500 tỉ đồng, giảm chi hoạt động khoảng 900 tỉ đồng.
Con số giảm chi ngân sách sẽ lớn hơn nếu tính cả chi phí giảm chi xây dựng mới, sử dụng trụ sở làm việc, mua sắm ôtô, trang thiết bị làm việc.
Cụ thể, giảm chi ngân sách nhà nước trong năm 2020 khoảng 480 tỉ đồng, năm 2021 khoảng 300 tỉ đồng, năm 2022 khoảng 210 tỉ đồng, năm 2023 khoảng 210 tỉ đồng, năm 2024 khoảng 210 tỉ đồng.
BẢO NGỌC (TTO)

Có thể bạn quan tâm