Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Thông tin chính thức về vụ lừa đảo ở Sơn La

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Do một số tờ báo đăng tải chưa chính xác về đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ở Sơn La, Công an Sơn La đã có thông tin cụ thể.
Đối tượng Đào Thị Quy
Đối tượng Đào Thị Quy
Thời gian qua, một số tờ báo đã đăng tải thông tin chưa chính xác về việc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 4 tháng đối với Đào Thị Quy, Kế toán Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Sốp Cộp và Khối đoàn thể huyện Sốp Cộp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều này gây sự hoài nghi cho một số bạn đọc, ảnh hưởng đến quá trình điều tra của cơ quan Công an. Công an Sơn La thông tin cụ thể như sau:
Ngày 20-9-2017, CSĐT Công an huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La nhận được 12 đơn tố giác của 12 công dân, nội dung tố giác Đào Thị Quy (41 tuổi, trú tại bản Hua Mường, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; làm Kế toán Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Sốp Cộp và Khối đoàn thể huyện Sốp Cộp) vay nợ tiền với số lượng lớn không có khả năng trả.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Sốp Cộp đã thụ lý điều tra vụ việc theo quy định của Bộ luật TTHS và Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT ngày 2/8/2013 về hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Được sự chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ, sát sao của Ban Giám đốc Công an tỉnh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La tiến hành điều tra xác minh, kết quả đã xác định hành vi vay tiền của Đào Thị Quy có dấu hiệu tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), ngày 19/10/2017 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 04 tháng đối với Đào Thị Quy để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quá trình điều tra vụ án Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La tiếp tục nhận được đơn của chị Lê Thị Liên, sinh năm 1973, trú tại tổ 10, thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tố giác Đào Thị Quy vay số tiền 7.056.300.000 đồng chưa trả và một số người khác. Tổng số đơn tố giác Đào Thị Quy lên tới 15 đơn.
Quá trình điều tra, xác minh đến nay xác định có 20 người cho Đào Thị Quy vay tiền, ngoài những người viết đơn có một số người không viết đơn trong đó có Đặng Thị Tuyết Nhung (41 tuổi, trú tại bản Cang Mường, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, là cán bộ Công an huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) cũng là người cho Đào Thị Quy vay tiền nhiều lần, mục đích cho vay là để lấy lãi suất từ 2 đến 3% (theo lời khai của bà Nhung không có giấy tờ gì chứng minh). Số tiền cho vay được chuyển qua tài khoản hoặc giao tiền mặt.
Thủ đoạn của bị can Quy là: Từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, do nợ nhiều người, để có tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân Đào Thị Quy đã đưa ra các thông tin gian dối như vay tiền để đầu tư vào các công ty để làm ăn, đầu tư vào công trình kè Sông Mã, vay để cho người khác vay lại với lãi suất cao hơn, vay cho người khác đáo nợ ngân hàng, vay để chạy chức chạy quyền... mục đích là bằng mọi cách để vay được tiền của người này trả cho người kia, chấp nhận chịu mức lãi suất cao. 
Do Quy cứ vay tiền của người này trả cho người khác, những người cho Quy vay đa phần không biết Quy cũng vay tiền của những người khác, chỉ biết Quy thường trả lãi sòng phẳng, đúng hẹn nên lấy được niềm tin của nhiều người. Có người còn tự mang tiền đến nhà Quy để cho Quy vay tiền.
Để che giấu hành vi của mình, tránh sự nghi ngờ của những người cho vay hoặc để tạo niềm tin đối với người cho vay, khi vay được tiền Quy thường yêu cầu người cho vay chuyển tiền vào một tài khoản nào đó theo đúng kịch bản Quy dựng lên. 
Ví dụ Quy hỏi vay tiền để đầu tư vào doanh nghiệp Trang Quang để làm ăn, thì Quy sẽ yêu cầu người cho vay chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp Trang Quang, thực tế là Quy nhờ tài khoản của doanh nghiệp Trang Quang để nhận tiền.
Với thủ đoạn trên, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến tháng 8/2017, Quy đã vay tiền của nhiều người, đến nay Quy còn nợ của 20 người với số tiền hơn 90 tỷ đồng (nhưng số tiền này trên thực tế là lấy của người này chuyển cho người khác và lãi mẹ đẻ lãi con).
Do có mối quan hệ quen biết nên năm 2017, bà Đặng Thị Tuyết Nhung là cán bộ Công an huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cho Đào Thị Quy vay tiền nhiều lần, Quy cũng đã trả bà Nhung nhiều lần, đến ngày 30/8/2017 Quy với bà Nhung chốt nợ với nhau, Quy còn nợ bà Nhung 6 tỷ đồng.
Trong thời gian cho Đào Thị Quy vay tiền, Quy đã yêu cầu bà Nhung chuyển tiền vào nhiều tài khoản khác nhau gồm: Đào Thị Quy, số tk 1391000185003; Nguyễn Văn Luận, số tk 1451001280002; Đoàn Thị Thu Thảo, số tk 0681006485003; Nguyễn Tuấn Anh, số tk 1391006669999; Bùi Thị Thu Hà, số tk 1451001873003; Trần Thùy Dung, số tk 1451004925061... trong đó có Nguyễn Văn Luận, Bùi Thị Thu Hà và Trần Thùy Dung cũng là những bị hại cho Quy vay tiền.
Quá trình cho bị can Quy vay tiền và nhận tiền trả lại thì bà Đặng Thị Tuyết Nhung có nhờ tài khoản một số Cán bộ Công an huyện Sốp Cộp gồm: Sồng A Dia - Phó Trưởng Công an huyện Sốp Cộp (chồng bà Nhung); Sồng A Bình - Cán bộ Công an huyện Sốp Cộp (em chồng bà Nhung); Cầm Minh Hòa - Trưởng Phòng PA61 (nguyên Trưởng Công an huyện Sốp Cộp), Công an tỉnh Sơn La và Nguyễn Đình Viễn - cán bộ Công an huyện Sốp Cộp. 
Số CBCS Công an cho Quy, Nhung mượn tài khoản về thực chất là do quen biết, nể nhau, cho mượn tài khoản để chuyển tiền; tiền vào tài khoản rồi chuyển đi, không biết được việc làm ăn của Quy và Nhung. 
Mặc dù không chứng minh được vụ lợi của số CBCS Công an huyện Sốp Cộp cho mượn tài khoản, nhưng hiện Ban Giám đốc Công an đang chỉ đạo xem xét mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của ngành.
Theo CAND

Có thể bạn quan tâm