Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Thừa Thiên-Huế bảo vệ thảm thực vật ngập mặn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thảm thực vật ngặp mặn ở vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai (rộng hơn 22.000 ha) chạy dọc ven biển là hệ sinh thái rất quan trọng đối với đời sống của người dân.

Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai.
Đây không chỉ là môi trường sống, sinh sản của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế, mà còn là bức tường xanh bảo vệ vùng cửa sông ven biển, bảo vệ đất bồi, bãi bồi, bờ đầm, hạn chế xói lở đất do tác động của sóng, gió bão...

Tại đầm Lập An, thuộc hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (thị trấn Lăng Cô) có dạng như một túi nước lớn ăn sâu vào đất liền, với diện tích mặt nước khoảng 1.600ha. Trước đây, tại bãi triều khoảng 300ha ở phía Tây và Đông của đầm, thảm thực vật ngập mặn phát triển khá tốt, thành phần loài phong phú, nhưng diện tích bị giảm dần.

Mới đây, tỉnh Thừa Thiên-Huế ra quân tổ chức trồng hơn 4.000 cây sú, vẹt, đước và cây mắm. Ðây là mô hình thí điểm nhằm nhân rộng việc trồng cây ngập mặn trên địa bàn tỉnh để bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học tại các cửa sông, cửa biển và vùng ven đầm phá Tam Giang- Cầu Hai.

Tương tự, Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Chi cục bảo vệ môi trường, liên hiệp hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng vừa tổ chức trồng  600 cây đước, vẹt, sú tại khu resort Tam Giang, thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang). Đây là vùng có thảm thực vật ngập mặn đã được phát triển từ rất lâu và hiện nay bị thu hẹp xuống còn khoảng 0,5ha.

Nếu phát triển tốt, khu ngập mặn này sẽ trở thành lá phổi xanh và là điểm trú ẩn của các loài thuỷ sản khá đa dạng và phong phú. Ngoài ra, đây cũng là nơi chắn gió bão, góp phần giảm nhẹ thiên tai cho cư dân địa phương.

Trong khi đó, tại vùng đất ngập mặn cửa sông Ô Lâu thuộc các xã Phong Chương, Điền Lộc, Điền Hoà, Điền Hải (Phong Điền) và Quảng Thái, Quảng Lợi (Quảng Điền) được đề xuất bảo tồn từ năm 2003 - 2004 nhưng từ đó đến nay vẫn... chưa được triển khai, làm thu hẹp cho diện do khai thác tự do của con người.

Tổng diện tích tự nhiên của khu vực đất ngập nước cửa sông Ô Lâu bao gồm 12.596 ha, trong đó, vùng lõi (có diện tích 173ha) là vùng được bảo vệ để duy trì và phục hồi tài nguyên đất ngập nước thuộc địa phận xã Quảng Thái. Trong vùng hiện có hơn 400 hộ dân đang sản xuất và khai thác vùng đất ngập nước.

Vấn đề là làm sao thực hiện cơ chế đồng quản lý giữa bảo tồn và khai thác hợp lý vùng đất này. Nếu kết hợp tốt điều đó sẽ gia tăng vai trò của cộng đồng trong tất cả các hoạt động, phù hợp với mục tiêu chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người đối với việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên... tuy nhiên, vấn đề đó đối vùng đất ngập nước cửa sông Ô Lâu hiện nay còn bỏ ngỏ...
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm