Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Thừa Thiên- Huế: Hội nghị Quốc tế ACIIDS 2010

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội nghị Quốc tế ACIIDS lần 2 (ACIIDS-2010) với chủ đề "Các Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu thông minh" do Đại học Huế- Việt Nam và Đại học Công nghệ Wroclaw- Ba Lan tổ chức tại TP. Huế đã khai mạc vào ngày 24-3-2010.

PGS.TS. Lê Mạnh Thạnh, Phó Giám đốc Đại học Huế, Trưởng Ban tổ chức địa phương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Vân
PGS.TS. Lê Mạnh Thạnh, Phó Giám đốc Đại học Huế, Trưởng Ban tổ chức địa phương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Vân

Tham dự hội nghị có PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ- Bộ GD-ĐT. Về phía nước ngoài có GS.TS. Jerzy Swiatek, Giám đốc Viện Công nghệ thông tin, Trường đại học Công nghệ Wroclaw, Ba Lan; GS. TSKH. Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng Khoa Hệ thống Quản lý tri thức, Viện Công nghệ Thông tin, Trường đại học Công nghệ Wroclaw- Ba Lan; Giáo sư A Min Tjoa, Giám đốc Viện Công nghệ Phần mềm và các hệ thống tương tác, Đại học Công nghệ Vienna- Áo; Giáo sư Leon S. L. Wang, Trường Đại học Quốc gia Kaohsiung- Đài Loan và hơn 200 các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh đến từ 34 quốc gia trên thế giới.

Diễn ra trong các ngày từ 24-3-2010 đến 26-3-2010, mục tiêu của Hội nghị ACIIDS-2010 là tạo ra một diễn đàn nghiên cứu khoa học tầm quốc tế về lý thuyết, công nghệ và các ứng dụng của các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thông minh. Các vấn đề được thảo luận tại Hội nghị bao gồm: Các hệ thống thông tin (HTTT) thông minh, trí tuệ nhân tạo, các tác tử thông minh, các kỹ thuật tối ưu, các kỹ thuật thông minh trong Tin- Sinh học, tính toán thông minh, tính toán song song, các hệ phần mềm thông minh, Ontology và chia sẻ thông tin, các mạng xã hội thông minh, phát triển và quản lý các CSTT đa tạp; các công nghệ quản lý CSDL, cơ sở dữ liệu CSDL phân tán và đa tạp, CSDL thời gian, CSDL di động, Kho dữ liệu và khai phá dữ liệu, Các mô hình CSDL và các  mô hình và kiến trúc e-business, các HTTT doanh nghiệp và dây chuyền cung ứng, truy vấn dữ liệu; các công cụ và ứng dụng trong phạm vi các chủ đề trên.

Hội nghị đã nhận được hơn 400 bài báo của các nhà khoa học từ 34 quốc gia trên thế giới và Việt Nam. 94 bài có chất lượng tốt nhất từ 24 quốc gia đã được chọn đăng vào tuyển tập các công trình hội nghị và được nhà xuất bản Springer của Đức đăng trong serie LNCS/LNAI chuyên ngành Công nghệ thông tin.

Tại hội nghị, có 4 báo cáo mời của các giáo sư có uy tín đến từ Áo, Ba Lan và Đài Loan. Ban tổ chức Hội nghị cũng đã tổ chức một phiên dành cho nghiên cứu sinh và học viên cao học với 12 báo cáo nhằm tạo điều kiện để các nhà khoa học trẻ trao đổi học thuật với các nhà khoa học đến từ các nước.

Tại phiên khai mạc hội nghị, GS.TS. Jerzy Swiatek, Giám đốc Viện Công nghệ thông tin- Trường ĐH Công nghệ Wroclaw, Ba Lan đã nhấn mạnh, trong khoa học không có ranh giới và hội nghị là điều kiện để hai quốc gia Ba Lan và Việt Nam xích lại gần nhau hơn. Hội nghị không chỉ là cơ hội để các nhà khoa học trên thế giới trình bày, học tập, tiếp thu các kết quả nghiên cứu mà còn là dịp chứng kiến những thành quả ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam.

Thanh Vân


Có thể bạn quan tâm