Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Thước đo để đánh giá chất lượng các trường ĐH Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, lần đầu tiên 4 trường đại học (ĐH) của Việt Nam gồm ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa TPHCM đạt chuẩn kiểm định của một tổ chức kiểm định nước ngoài.

Phóng viên đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề kiểm định quốc tế đối với các trường ĐH Việt Nam.

 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.

- Vừa qua, 4 trường ĐH Việt Nam đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu, kết quả này có ý nghĩa như thế nào đối với giáo dục ĐH Việt Nam, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Ý nghĩa lớn nhất của việc kiểm định này là tạo một thước đo để người ta so sánh điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường ĐH Việt Nam với các trường ĐH ở nước ngoài. Nếu chúng ta kiểm định bằng chất lượng trong nước, chúng ta chỉ so sánh được trường ĐH này và ĐH khác mỗi năm.

Gần đây tổ chức chương trình quốc tế sử dụng thước đo chung để kiểm tra của các nước trên thế giới, khi các trường ĐH của chúng ta đạt tiêu chuẩn kiểm định này thì chúng ta có thể nói rằng điều kiện đạt được chất lượng các trường ĐH này không khác biệt so với các nước khác.

- Việc đạt tiêu chuẩn kiểm định theo chuẩn châu Âu, theo Thứ trưởng, sẽ tạo điều kiện như thế nào trong quá trình dạy học của các trường cũng như sinh viên của các trường?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trong quá trình kiểm định chất lượng, khi các đoàn kiểm định có khuyến cáo có nhiều trường làm tốt, có nhiều cái chưa tốt, có những cái cần cải tiến thêm, qua những khuyến cáo ấy các trường đại học có thể nâng cấp dần để các điều kiện bảo đảm của mình ngày càng tốt hơn theo chuẩn châu Âu.

Đối với học sinh tốt nghiệp ở các trường này, các em sẽ có lợi thế lớn hơn bởi vì trường đã được kiểm định, có sứ mệnh tin cậy hơn.... Nếu các em học tiếp đối với các trường ĐH xét bậc cao hơn thì những trường kiểm định này sẽ giúp các em phát huy về lợi thế.

- Khi tham gia kiểm định theo chất lượng châu Âu, theo Thứ trưởng, đâu là tiêu chí khó nhất đối với các trường ĐH ở Việt Nam?

 

Lần đầu tiên các trường ĐH của Việt Nam được kiểm định bởi một tổ chức kiểm định quốc tế. 4 trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa TPHCM đã được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp kết luận đạt chuẩn kiểm định trường ĐH với hiệu lực 5 năm.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khó nhất đối với các trường ĐH ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn này là nghiên cứu khoa học, những công trình nghiên cứu được cộng đồng ghi nhận, được áp dụng trong thực tiễn, có tác động cao trong giới khoa học. Việc này chúng ta khó khăn hơn các trường ĐH châu Âu vì đầu tư cho nghiên cứu khoa học hiện nay còn hạn chế. 4 trường ĐH này là 4 trường có rất nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Với ý nghĩa lớn của việc tham gia kiểm định chất lượng quốc tế thì Bộ GD&ĐT trong nhiều năm tới sẽ tiếp tục khuyến khích các trường tham gia kiểm định chuẩn quốc tế như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Kiểm định chất lượng là hợp đồng bắt buộc của tất cả các trường ĐH và đó là một trong những hoạt động quan trọng và nhiều nhất trong quá trình đổi mới toàn diện GD. Bên cạnh kiểm định của các tổ chức trong nước, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường kiểm định theo tiêu chí quốc tế.

Việc lựa chọn tổ chức kiểm định trong nước hay quốc tế, các trường có quyền lựa chọn tổ chức nào kiểm định để thực hiện công tác đánh giá ngoài. Khi có nhiều trường kiểm định quốc tế như vậy thì uy tín của hệ thống giáo dục ĐH của chúng ta càng được nâng cao, từng bước đưa hoạt động chất lượng vào nề nếp, nâng tầm giáo dục Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm