Trong hai ngày 8 và 9-10, đợt triều cường lên làm cho nhiều khu vực, tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước, đặc biệt đã có một số đoạn bờ bao tại quận 12 bị vỡ.
Chiều 9-10, tại nhiều tuyến đường tại các quận 7, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức... bị ngập sâu trong nước từ 20 đến 50cm và tràn vào nhà dân sinh sống trong khu vực. Một số điểm bị ngập nặng như đường Tầm Vu, Ung Văn Khiêm, Phú Mỹ, phường 25, quận Bình Thạnh nước ngập từ 20 đến 30cm.
Ngoài ra, tại nhiều tuyến đường như Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Nguyễn Thị Thập, Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Bến Mễ Cốc, Bình Đông (quận 8)... bị ngập sâu trong nước từ 30 đến 50cm.
Vào đêm 8-10 và rạng sáng 9-10, triều cường lên cao đã làm một số vị trí đê kè, bờ bao trên địa bàn hai phường Thạnh Lộc, An Phú Trung bị vỡ và tràn bờ gây ngập úng.
Tại phường Thạnh Lộc đã có 3 vị trí trên tuyến rạch Ông Đụng bị vỡ, mỗi điểm vỡ khoảng 4 m gây ngập úng sâu hơn 1 m trên diện tích rộng; hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng, nước tràn vào nhà. Phường An Phú Đông, nước đã tràn bờ với chiều dài hơn 20m trong khu vực thuộc Dự án cải tạo bờ hữu sông Sài Gòn, gây ngập cho hơn 10ha đất canh tác, nhà ở các hộ dân quanh khu vực. Đợt triều cường này đã làm hơn 80ha hoa màu ngập sâu trong nước từ 20 đến 100cm và hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng.
Ông Trần Đình Hổ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12, cho biết ngay sau khi sự cố vỡ tràn bờ bao xảy ra, Ủy ban Nhân dân quận 12 đã huy động các lực lượng dân quân, nhân dân tại địa phương xuống hiện trường, khắc phục sự cố.
Đến chiều ngày 9-10, cơ bản các điểm vỡ đã được khắc phục, sinh hoạt của người dân khu vực ngập hầu hết đã trở lại bình thường. Để tiếp tục đối phó với các đợt triều cường xảy ra trong những ngày tiếp theo, Ủy ban Nhân dân quận 12 đã chỉ đạo các địa phương có bờ bao, dọc sông Sài Gòn chuẩn bị lượng lượng từ 20 đến 30 người túc trực 24/24, dụng cụ cuốc xẻng, bao cát… để ứng cứu kịp thời khi sự cố tràn, vỡ bờ bao xảy ra.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều cường ngày 9-10, tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn đạt 1,47m , vượt mức báo động 2. Ngoài ra, do áp thấp nhiệt đới trên biển Đông vẫn còn tồn tại và ít di chuyển nên Thành phố Hồ Chí Minh có thể bị ảnh hưởng bởi mưa lớn tại nhiều nơi với lượng mưa từ 100mm đến 150mm cùng với triều cường dâng cao và xuống chậm nên trong các ngày 9, 10, 11-10 có khả năng gây ngập tại một số khu vực quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 12...
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu các sở, ngành, quận, huyện tổ chức triển khai phương án phòng, chống triều cường theo cấp báo động và bố trí lực lượng trực ban để kịp thời nắm tình hình và tránh xảy ra thiệt hại về người và của.
Chiều 9-10, tại nhiều tuyến đường tại các quận 7, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức... bị ngập sâu trong nước từ 20 đến 50cm và tràn vào nhà dân sinh sống trong khu vực. Một số điểm bị ngập nặng như đường Tầm Vu, Ung Văn Khiêm, Phú Mỹ, phường 25, quận Bình Thạnh nước ngập từ 20 đến 30cm.
Ngoài ra, tại nhiều tuyến đường như Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Nguyễn Thị Thập, Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Bến Mễ Cốc, Bình Đông (quận 8)... bị ngập sâu trong nước từ 30 đến 50cm.
Khu vực hẻm Dầu và đường Tầm Vu, phường 25, quận Bình Thạnh bị ngập nước. |
Tại phường Thạnh Lộc đã có 3 vị trí trên tuyến rạch Ông Đụng bị vỡ, mỗi điểm vỡ khoảng 4 m gây ngập úng sâu hơn 1 m trên diện tích rộng; hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng, nước tràn vào nhà. Phường An Phú Đông, nước đã tràn bờ với chiều dài hơn 20m trong khu vực thuộc Dự án cải tạo bờ hữu sông Sài Gòn, gây ngập cho hơn 10ha đất canh tác, nhà ở các hộ dân quanh khu vực. Đợt triều cường này đã làm hơn 80ha hoa màu ngập sâu trong nước từ 20 đến 100cm và hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng.
Ông Trần Đình Hổ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12, cho biết ngay sau khi sự cố vỡ tràn bờ bao xảy ra, Ủy ban Nhân dân quận 12 đã huy động các lực lượng dân quân, nhân dân tại địa phương xuống hiện trường, khắc phục sự cố.
Đến chiều ngày 9-10, cơ bản các điểm vỡ đã được khắc phục, sinh hoạt của người dân khu vực ngập hầu hết đã trở lại bình thường. Để tiếp tục đối phó với các đợt triều cường xảy ra trong những ngày tiếp theo, Ủy ban Nhân dân quận 12 đã chỉ đạo các địa phương có bờ bao, dọc sông Sài Gòn chuẩn bị lượng lượng từ 20 đến 30 người túc trực 24/24, dụng cụ cuốc xẻng, bao cát… để ứng cứu kịp thời khi sự cố tràn, vỡ bờ bao xảy ra.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều cường ngày 9-10, tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn đạt 1,47m , vượt mức báo động 2. Ngoài ra, do áp thấp nhiệt đới trên biển Đông vẫn còn tồn tại và ít di chuyển nên Thành phố Hồ Chí Minh có thể bị ảnh hưởng bởi mưa lớn tại nhiều nơi với lượng mưa từ 100mm đến 150mm cùng với triều cường dâng cao và xuống chậm nên trong các ngày 9, 10, 11-10 có khả năng gây ngập tại một số khu vực quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 12...
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu các sở, ngành, quận, huyện tổ chức triển khai phương án phòng, chống triều cường theo cấp báo động và bố trí lực lượng trực ban để kịp thời nắm tình hình và tránh xảy ra thiệt hại về người và của.
Theo TTXVN