Thời sự - Sự kiện

Trang nghiêm lễ kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Sáng 13-2 (nhằm mùng 4 Tết Giáp Thìn), tại di tích An Khê Trường thuộc Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ kỷ niệm 253 năm khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn (1771-2024); 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2024).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai dự Lễ kỷ niệm 253 năm khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn (1771-2024); 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2024) tại thị xã An Khê. Ảnh: Đức Thụy

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai dự Lễ kỷ niệm 253 năm khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn (1771-2024); 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2024) tại thị xã An Khê. Ảnh: Đức Thụy

Lễ kỷ niệm 253 năm khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn (1771-2024); 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2024) do Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức.

Về phía khách mời có đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum; lãnh đạo huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ dự lễ. Ảnh: Đức Thụy

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ dự lễ. Ảnh: Đức Thụy

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai; Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo người dân trên địa bàn thị xã An Khê và các huyện lân cận.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa dưới tượng đài Hoàng đế Quang Trung trong di tích An Khê Trường. Ảnh: Đức Thụy

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa dưới tượng đài Hoàng đế Quang Trung trong di tích An Khê Trường. Ảnh: Đức Thụy

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu Xuân, từ sáng sớm, từng dòng người từ các ngả đường hướng về di tích An Khê Trường dự lễ kỷ niệm 235 chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. Anh Trần Trung Sơn (phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) nắm chặt tay 2 con lần lượt giới thiệu các di tích, thiết chế tín ngưỡng trong khuôn viên. Anh Sơn cho biết: “Tôi đưa vợ con về quê vợ tại thị xã An Khê chúc Tết từ sáng mùng 1. Như thường lệ, gia đình sẽ nán lại dự lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. Đây là hoạt động thường niên của chính quyền địa phương nhằm giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ; đồng thời tạo điểm vui Xuân cho nhân dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đọc diễn văn ôn lại trang sử hào hùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. Ảnh: Đức Thụy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đọc diễn văn ôn lại trang sử hào hùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. Ảnh: Đức Thụy

Nhiều năm nay, sáng mùng 4 Tết, ông Nguyễn Hữu Anh (thôn An Thượng 2, xã Song An, thị xã An Khê) cùng những người bạn trong thôn rủ nhau tham dự lễ kỷ niệm Chiến Thắng-Ngọc Hồi Đống Đa. Ông Anh chia sẻ: “Cách đây 235 năm, từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo ở An Khê, người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ đã lãnh đạo đại quân tiến xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lẫy lừng, quét sạch giặc ngoại xâm. Tôi là người dân An Khê rất vinh dự tự hào, đến dự dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của 3 anh em và tướng sĩ nhà Tây Sơn. Chính quyền địa phương ngày càng quan tâm, tổ chức nghi lễ bài bản, đảm bảo tính truyền thống và quy mô lớn hơn những năm qua”.

Màn trống trận Tây Sơn do đội nhạc vũ thuộc Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định) biểu diễn. Ảnh: Đức Thụy

Màn trống trận Tây Sơn do đội nhạc vũ thuộc Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định) biểu diễn. Ảnh: Đức Thụy

Trước khi bước vào nghi lễ chính thức, dưới tượng đài uy nghiêm của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ, các đại biểu theo dõi màn trống trận Tây Sơn do đội nhạc vũ thuộc Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định) biểu diễn. Tiếp đến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đọc diễn văn ôn lại trang sử hào hùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. Theo đó, tại thời điểm lịch sử năm 1788-1789, với danh nghĩa giúp vua Lê, Triều đình nhà Thanh đã đưa 29 vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Trong bối cảnh đó, "ứng mệnh trời, thuận lòng người", ngày 22-12-1788 (nhằm ngày 25-11 năm Mậu Thân), tại núi Bân (Phú Xuân-Huế), Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ Nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đại quân Tây Sơn đã mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi-Đống Đa đánh đuổi 29 vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng kinh thành Thăng Long, thống nhất đất nước và lập nên một chính quyền mới tiến bộ. Trưa Mùng 5 tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung ngự trên lưng voi, dẫn đầu đại quân vào Kinh thành trong sự đón chào của Nhân dân Thăng Long.

“Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa đã khẳng định nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn, đặc biệt là tài cầm quân của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ; với những anh tài xuất chúng: Tây Sơn Tam kiệt, Tây Sơn Ngũ phụng thư, Tây Sơn lục kỳ sĩ và Tây Sơn Thất hổ tướng; Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa giải phóng Thăng Long đã thể hiện ý chí độc lập tự chủ của dân tộc ta, ý nguyện của các tầng lớp Nhân dân-những người yêu chuộng hòa bình. Đây là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai và người dân dâng hương tại Điện thờ Tam Kiệt. Ảnh: Đức Thụy

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai và người dân dâng hương tại Điện thờ Tam Kiệt. Ảnh: Đức Thụy

Kết thúc diễn văn, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thị xã, thành phố và các địa phương cùng người dân đã dâng hoa lên tượng đài Hoàng đế Quang Trung; tưởng nhớ sự nghiệp vẻ vang, những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm.

TTThành viên Ban Nghi lễ đình An Khê tiến hành cúng lễ theo nghi thức truyền thống tại Điện thờ Tam Kiệt. Ảnh: Đức ThụyThành viên Ban Nghi lễ đình An Khê tiến hành cúng lễ theo nghi thức truyền thống tại Điện thờ Tam Kiệt. Ảnh: Đức Thụy

Tại Điện thờ Tam kiệt-nơi thờ tự Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, các thành viên trong Ban Nghi lễ đình An Khê thuần thục thực hiện các bước khai trống, khai chiêng, dâng hương, đèn, trà, hoa quả theo nghi thức truyền thống dưới sự chứng kiến của các đại biểu và người dân. Sau đó, tất cả mọi người cùng thành kính dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ cùng tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.

Đông đảo người dân trên địa bàn thị xã An Khê và các huyện lân cận về tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Ngọc Minh

Đông đảo người dân trên địa bàn thị xã An Khê và các huyện lân cận về tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Ngọc Minh

Sau phần lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng người dân, khách thập phương hòa mình vào không gian Hội Cầu Huê-một lễ hội truyền thống độc đáo của người Việt tại vùng An Khê nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; tái hiện lại phiên chợ xưa qua các chòi, sạp mua bán, trao đổi hàng hóa, thể hiện tình đoàn kết Kinh-Thượng trong buổi đầu người Việt lên Tây Nguyên lập nghiệp với nhiều hoạt động thú vị như: Hát cầu Huê, biểu diễn võ thuật, trình diễn đêm hội cồng chiêng, hát tuồng cổ, các trò chơi dân gian...Hội Cầu Huê diễn ra trong 2 ngày 13 và 14-2 (tức mùng 4 và mùng 5 Tết Giáp Thìn).

Có thể bạn quan tâm