Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Tránh chủ quan để bão số 4 không gây thiệt hại như bão số 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 24-7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Trưởng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống thiên tai lưu ý như vậy trong phiên họp ứng phó với bão số 4.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Văn Thắng: ứng phó với bão số 4 cần tránh chủ quan gây thiệt hại không đáng có như bão số 2
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Văn Thắng: ứng phó với bão số 4 cần tránh chủ quan gây thiệt hại không đáng có như bão số 2



Ông Thắng khẳng định dù bão số 4 được dự báo không phải cơn bão mạnh, nhưng cần phân tích kỹ về ảnh hưởng vì bão số 4 được dự báo đổ bộ vào đúng khu vực bão số 2 đã đổ bộ.

“Trong cơn bão số 2 nổi lên một số tồn tại mà hoàn toàn có thể khắc phục, nhưng vẫn để xảy ra như vụ tàu vận tải lớn chở than lật, chìm tại Nghệ An gây thiệt hại lớn về người, rồi việc tàu chìm trong neo đậu. Đó là những chuyện không đáng có, hoàn toàn có thể khắc phục được” - ông Thắng nêu.

Ông Thắng cũng chỉ rõ chuyện di chuyển qua ngầm tràn bị lũ cuốn, dù đã được chỉ đạo, lưu ý rất nhiều nhưng vẫn để xảy ra thiệt hại về người rất lớn từ 2-3 năm qua.

“Vì vậy, trong ứng phó lần này cần cố gắng, quyết liệt để không để xảy ra các thiệt hại về người và tài sản, cố gắng nâng cao năng lực ứng phó từ các địa phương, người dân”-ông Thắng nói.

Bão đang di chuyển nhanh về phía Bắc Trung Bộ


 

Sơ đồ dự báo hướng đi bão số 2 - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Sơ đồ dự báo hướng đi bão số 2 - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương



Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 7 giờ sáng 24-7, tâm bão ở cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 180km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 9-10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km.  

Ông Hoàng Đức Cường-Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết bão số 4 khác với bão số 2, các điều kiện mạnh lên của bão số 4 cũng không như bão số 2.

“Cho đến sáng 24-7, bão số 4 có xu hướng di chuyển về phía Tây, hướng về phía đất liền của Việt Nam. Khi di chuyển thì tốc độ tăng dần và tăng rất nhanh, hướng về phía Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Xu hướng di chuyển của bão càng nhanh lên thì bão càng có khả năng yếu đi”-ông Cường nói.

Theo ông Cường, các cơ quan dự báo của Mỹ dự báo bão số 4 khi vào bờ có thể ảnh hưởng từ Hà Tĩnh - Quảng Bình. Còn các cơ quan của Nhật Bản dự báo ảnh hưởng từ Nghệ An - Hà Tĩnh.

“Riêng chúng tôi nhận định bão sẽ ảnh hưởng từ Thanh Hóa - Quảng Bình. Theo đó, từ đêm 25 và rạng sáng 26-7, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ Thanh Hóa - Quảng Bình, trong đó nhận định trọng điểm là Nghệ An - Hà Tĩnh. Bão có cường độ cấp 8, giật cấp 9-10”, ông Cường cho biết.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cũng đưa ra dự báo khả năng cao bão số 4 sẽ yếu hơn bão số 2 từ 1-2 cấp cả trên biển và trên đất liền. Lượng mưa có thể xảy ra tại các khu vực từ Thanh Hóa - Thừa Thiên-Huế.

Theo Tuoitre

Lưu ý neo đậu tàu thuyền

Theo Đại tá Lê Thanh Sơn-Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng, hiện đang có 415 tàu/3.319 người đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão số 4.

Ông Sơn cũng cho rằng trong bão số 2 đã xảy ra vụ lật, chìm tàu chở than tại Nghệ An. Tuy nhiên, theo báo cáo của bộ đội biên phòng các tỉnh, số tàu lớn này chưa được lưu tâm nhiều.

“Vẫn còn chủ quan là các tàu lớn được trang bị rất hiện đại, nhưng những tàu lớn vẫn rơi vào vòng nguy hiểm. Vì vậy, đề nghị Cục Hàng hải cần quan tâm đến số lượng các tàu lớn. Còn thời gian cấm biển, tôi đề nghị cấm biển từ Thanh Hóa-Quảng Bình, thời gian cấm biển từ trước 17 giờ ngày 24-7”-ông Sơn nêu.

Ông Trần Quang Hoài-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cũng lưu ý không vì dự báo cơn bão số 4 là bão nhẹ mà chủ quan, đặc biệt là việc neo đậu tàu thuyền ven bờ.

Có thể bạn quan tâm