Quan điểm truyền thống cho rằng canh xương giúp bổ sung canxi cho cơ thể, tuy nhiên sự thực lại không như vậy. Hơn thế thời gian dài ăn canh xương có nhiều purine sẽ dẫn đến mỡ máu cao, acid uric cao.
Ít canxi, nhiều chất béo và purine
Các chuyên gia cho biết, khi ninh xương, nhìn màu trắng đục của nước tưởng rất nhiều canxi nhưng thực chất, hàm lượng canxi trong đó rất ít (2-4 mg/100 ml, trong khi canxi của sữa là 100-150 mg/100 ml). Và màu trắng đục đó chính là chất béo và purine.
Cơ thể dung nạp quá nhiều chất béo dễ gây ra béo phì, thời gian dài ăn canh xương có nhiều purine có thể dẫn đến mỡ máu cao, acid uric cao... Những người bị huyết quản tim, bệnh phong, huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường càng không nên ăn.
Ngoài ra, canh xương cũng rất ít đạm và nếu có sẽ nằm chủ yếu ở phần thịt của xương vì vậy chỉ ăn canh xương sẽ không bổ sung đủ lượng đạm cơ thể cần.
Những loại canh nên ăn trong mùa hè
Top 5 thực phẩm có canxi cao là: Sữa: 104/100 ml, pho mát: 799/100 gam, rong biển: 348/100 gam, vỏ tôm: 911/100 gam, vừng đen: 780/100 gam
Ngoài ra, mùa hè ăn canh rau, củ nấu với thịt càng tốt. Chuyên gia khuyến nghị, mùa hè các món canh nấu nhanh lại giúp cơ thể cân bằng các chất dinh dưỡng vì có cả thịt lẫn rau, đồng thời lại còn bổ sung lượng nước cần thiết, ví dụ như: canh trứng cà chua, cành trứng hẹ, canh thịt với củ sen, khoai tây, khoai sọ hoặc mướp đắng...
Chú ý: Bổ sung canxi không chỉ cần dung nạp những thực phẩm nhiều canxi mà còn phải vận động nhiều, sưởi nắng nhiều để bổ sung lượng vitamin D thích hợp giúp thúc đẩy canxi hấp thụ tốt hơn.
Mai Thương (theo dantri)