Xã hội

Đời sống

Việt Nam tăng 11 bậc về bình đẳng giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- TTO cho biết, theo thông tin từ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.

Tỷ lệ nữ cấp ủy 3 cấp của toàn quốc nhiệm kỳ 2020-2025 đều tăng so với nhiệm kỳ trước, đạt và vượt chỉ tiêu 15%. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26%, cao nhất kể từ Quốc hội khóa VI trở lại đây, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cao hơn so với nhiệm kỳ trước.

Đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Ảnh tư liệu: TTXVN

Đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Ảnh tư liệu: TTXVN

Với nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, vai trò của phụ nữ trong xã hội được nâng cao, nhiều chị em giữ những chức vụ quan trọng, là quản lý cấp cao trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước. Phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt sáng tạo, tiên phong và truyền bá tri thức; trong đó, đội ngũ nữ trí thức chiếm một phần không nhỏ, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023, Việt Nam tăng 11 bậc về bình đẳng giới so với năm 2022, từ thứ hạng 83 lên 72 trong số 146 nước tham gia xếp hạng. Tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%.

Trong lĩnh vực chính trị, Việt Nam tăng 27 bậc, từ thứ hạng 106 (năm 2022) lên 89 (năm 2023), trong đó tỷ lệ nữ trong nghị viện xếp hạng 53. Việt Nam được ghi nhận là bình đẳng hoàn toàn về tỷ lệ nữ làm công nhân kỹ thuật và ước tính, thu nhập bình quân của nữ giới bằng 81,4% thu nhập bình quân của nam giới, theo phunuvietnam.vn.

Có thể bạn quan tâm