Xã hội

Gia đình

5 điều các bậc cha mẹ không nên chia sẻ với con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tâm sự với con là điều cha mẹ nên làm, tuy nhiên nên chọn lọc để tránh tác động không tốt cho các bé.

 Cha mẹ hãy lựa chọn chia sẻ những điều phù hợp với lứa tuổi các con. Ảnh nguồn: Mnet.
Cha mẹ hãy lựa chọn chia sẻ những điều phù hợp với lứa tuổi các con. Ảnh nguồn: Mnet.


Gánh nặng của mình với con

Thông thường, nhiều bậc phụ huynh sẽ nghĩ rằng, thẳng nói nói với con những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong công việc hay trong một mối quan hệ nào đó là điều bình thường. Tuy cha mẹ có thể sẽ nghĩ rằng, cách suy nghĩ của trẻ nhỏ rất đơn giản, có thể mau quên những điều người lớn vừa nói nhưng sự thật không phải vậy.

Trẻ thường có những lối suy nghĩ riêng và đôi khi điều mà cha mẹ tâm sự có thể tác động tiêu cực đến trẻ. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi nói hay chia sẻ điều gì đó với các con. Mọi thứ nên phù hợp với hoàn cảnh, mang tính thời điểm sẽ tốt hơn cho cả bé lẫn phụ huynh.

Sai lầm của con trong quá khứ

Đã là con người thì ít nhiều ai cũng từng mắc phải sai lầm. Do đó việc nói với con về những sai lầm khi còn bé và cách để đối diện, vượt qua nó thư thế nào có thể là một bài học quý giá.

Đừng cố gắng chia sẻ với con quá nhiều thứ mà nên để con lớn lên một cách tự nhiên nhất theo bản năng của mình. Và để những vấp ngã ấy thành một thế giới ký ức tuổi thơ của riêng trẻ.

Đặt kỳ vọng vào con

Làm bậc cha mẹ ai cũng muốn con mình sau này lớn lên sẽ đạt thành công trong cuộc sống. Tuy nhiê đừng quá vô tư nhắc đi nhắc lại nhưng câu đại loại - “Tất cả mọi thứ cha mẹ đều dồn hết cho con nên con phải cố gắng”; “Cha mẹ chỉ muốn được cảm thấy tự hào về con” v.v…

Những câu nói mang tính kỳ vọng quá lớn vô tình sẽ trở thành những gánh nặng vô hình đè lên vai của con trẻ. Thay vì luôn thúc ép con phải đạt được mục tiêu nào đó, bạn nên cố gắng hỗ trợ con bằng những lời động viên thiết thực. Những sự kỳ vọng vào tương lai của con sau này hãy “cất’ nó ở trong lòng.

So sánh với những đứa trẻ khác

Đây là điều đặc biệt nên tránh, dù cho là vô tình hay cố ý nhưng khi bị “đặt lên bàn cân” sẽ khiến các bé trở nên bị tổn thương đến lòng tự trọng, bất mãn về chính bản thân hay thậm chí sẽ khiến con ghét những đứa trẻ nào mà mình bị đem ra so sánh.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng về hành động, lời nói và những so sánh con mình với các bé khác..

Đổ lỗi cho con

Ngay khi nhận thấy những điều không hài lòng liên quan đến con cái hoặc trong cuộc sống, các bậc phụ huynh cũng không nên đổ lỗi cho con cái. Ví dụ, vì quá bận rộn và chưa thể hoàn thành tốt công việc trên công ty, đừng vì thế mà đổ lỗi cho con bằng những dạng câu nói kiểu như “Vì con mà mẹ không làm được gì”, “Tại sao không ý thức tự làm mà luôn ỉ lại cha mẹ?”…

Việc đổ lỗi những rắc rối cho con không hề giúp bậc phụ huynh giải quyết được vấn đề mà ngược lại càng khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách hơn.

http://https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/5-dieu-cac-bac-cha-me-khong-nen-chia-se-voi-con-847639.ldo

Theo Hạ Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm