6 phương pháp giúp bạn tăng cường sức bền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chạy bộ, đạp xe… được xem như những môn thể thao giúp rèn luyện thể lực. Nhưng nếu không đủ sức bền, việc tập luyện của bạn cũng không thực sự hiệu quả.
 

 Nếu không đủ sức bền, bạn cũng không đủ sức để chạy bộ nhiều.
Nếu không đủ sức bền, bạn cũng không đủ sức để chạy bộ nhiều.

1. Tập cơ bắp chung với tập cardio

Tập cardio là hình thức tập luyện cải thiện tim mạch với những môn thể thao ổn định, bền bỉ như chạy bộ, đi bộ, đạp xe… Trái ngược với nó là tập luyện sức mạnh như nâng tạ, hít đất… Nhiều người có thói quen dành riêng một ngày tập cardio, một ngày tập sức mạnh xen kẽ nhau. Nhưng tập cả hai trong cùng một ngày sẽ giúp gia tăng thể lực

2. Giảm thời lượng nghỉ mệt

Thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi giữa các set tập (khoảng 10 lần nâng tạ) là từ 30 đến 90 giây. Nhưng nếu bạn muốn tăng độ bền của cơ thể, bạn cần phải giảm tối đa khoảng thời gian nghỉ có thể. Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ điều này để tránh lâm vào những tình cảnh tồi tệ như đau tim, hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy cơ thể không chịu đựng nổi nữa.

3. Tăng tốc độ tập

Thực hiện càng nhau các động tác tập luyện sẽ càng đốt cháy quá trình trao đổi chất nhanh hơn và điều này sẽ tăng sự bền bỉ cho các cơ bắp.

4. Thực hiện những động tác tích hợp

Chạy bộ, đạp xe… luôn rất tốt nhưng thành quả nó mang đến cũng khá chậm. Bạn sẽ đẩy nhanh việc cải thiện thể lực nếu biết tích hợp nhiều động tác lại với nhau. Điều này có thể thực hiện một cách đơn giản như vừa chạy vừa vươn vai, hoặc tập các bài tập đa dạng như squats (những bài tập sử dụng nhiều nhóm cơ trên cơ thể cùng một lúc).

5. Không nên tập theo quán tính

Nếu bạn muốn công việc được dễ dàng, bạn chỉ cần tập đi tập lại một kiểu ngày qua ngày. Nhưng điều này chắc chắn là không nên với những ai muốn cải thiện thể chất của mình. Bản thân những người chạy bộ luôn được khuyên là cần thay đổi tư thế, động tác chạy sau một khoảng thời gian. Nếu bạn cứ giữ mãi một động tác, một tư thế, một bài tập, cơ thể sẽ hình thành một cơ chế tự thích nghi, giúp việc tập luyện dễ dàng dần sau đó, việc cải thiện thể lực qua đó cũng chậm dần.

6. Cách tập luyện bùng nổ

Nhiều người quan niệm rằng sự bền bỉ đó là đều đều, chậm chạp, điều này là không đúng trong việc tập luyện. Tập luyện năng nổ sẽ giúp thể lực được cải thiện tốt hơn. Chẳng hạn, hãy có nâng bước chạy của mình lên cao, vận động toàn thân mạnh mẽ hơn…

Mai Thương (theo Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm