Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Bắc Cực trôi nhanh từ Canada sang Nga, trái đất sắp đảo ngược?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trung tâm của vùng đất gọi là Bắc Cực giờ đã cách rất xa vùng được đánh dấu trên bản đồ trái đất và các chuyên gia cảnh báo nó đang tiếp tục trôi nhanh chưa từng thấy.



Cơ quan Khảo sát địa chất Anh (BGS) và Trung tâm Thông tin môi trường Quốc gia Mỹ vừa phát hành bản cập nhật mới nhất cho Mô hình Từ tính Thế giới, cho thấy Cực Bắc từ tính, thứ được cho là điểm trung tâm của vùng đất Bắc Cực và là mốc quan trọng cho các hệ thống định vị của các chính phủ, quân đội, hàng không… và các thiết bị định vị cá nhân như điện thoại của bạn, đã bị trôi xa khỏi vị trí truyền thống.

Đầu năm nay, BGS và Cơ quan quản lý Khí quyển và đại dương Quốc Gia Mỹ từng phải cập nhật lại mô hình từ tính này, nhưng từ đó đến nay, cực Bắc tiếp tục trôi thêm một đoạn khá dài nữa.


 

Mô hình Từ tính Thế giới mới, với bên phải là vùng Bắc bán cầu. Các dấu chấm kèm năm màu đó phản ánh điểm cực Bắc, trong đó điểm cực Bắc của năm 1900 đã rất xa cực Bắc ngày nay - ảnh: BGS
Mô hình Từ tính Thế giới mới, với bên phải là vùng Bắc bán cầu. Các dấu chấm kèm năm màu đó phản ánh điểm cực Bắc, trong đó điểm cực Bắc của năm 1900 đã rất xa cực Bắc ngày nay - ảnh: BGS



Theo đó, gọi vùng đất tuyết phủ phía Bắc Canada là "Bắc Cực" như thế kỷ 20 không còn chính xác nữa. Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, điểm cực Bắc trung tâm đã rời khỏi bờ biển Canada. Năm 2020, "Bắc Cực" thực sự chính là… vùng nước lạnh giá giữa Bắc Băng Dương, và có thể trong tương lai không xa, Bắc Cực sẽ là vùng đất phía bờ bên kia – Siberia của Nga.

Ước tính cực từ này đã thầm lặng di chuyển khỏi vị trí cũ hàng trăm km, với tốc độ hiện tại nhanh đến đáng sợ: 50 km/năm. Điều này cũng có nghĩa điểm cực Bắc đã rời xa đường kinh tuyến gốc đi qua Đài thiên văn Greenwich của Anh từ lâu, khiến hàng loạt bản đồ và mô hình định vị bị sai lệch nghiêm trọng.


 

Bản đồ
Bản đồ "trôi" của Cực Bắc - ảnh: BGS




Theo các nhà khoa học, đây là sự dịch chuyển nhanh nhất được ghi nhận ở Bắc bán cầu của trái đất từ giữa thế kỷ 16 và đây là sự tàn phá lớn cho các hệ thống định vị trên toàn cầu.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự chuyển động của luồng chất lỏng sâu trong lõi hành tinh. Tuy nhiên việc theo dõi sự chuyển động của dòng chảy này rất khó khăn, bởi nó nằm sâu tận 3.000 km. Cực Nam trái đất di chuyển ít hơn, có thể do dòng chảy sâu ở khu vực đó ổn định hơn.


 

 Cực quang phương Bắc ngày càng mờ nhạt khi quan sát từ Canada, bởi lẽ, vùng đất đó không còn là Bắc Cực! - ảnh: SHUTTERSTOCK
Cực quang phương Bắc ngày càng mờ nhạt khi quan sát từ Canada, bởi lẽ, vùng đất đó không còn là Bắc Cực! - ảnh: SHUTTERSTOCK



Điều này cho thấy có thể trái đất sắp trải qua một lần đảo ngược: Bắc Cực thành Nam Cực, và ngược lại. Trong bối cảnh ngày nay, lần đảo ngược này có thể gây thiệt hại lớn cho lưới điện, hệ thống viễn thông, các vệ tinh và tàu vũ trụ. Bởi lẽ khi đảo ngược, từ trường của trái đất – tấm lá chắn cho hành tinh khỏi bão mặt trời - sẽ suy yếu. Bão mặt trời lại là thứ có thể tàn phá khủng khiếp cho các hệ thống nói trên.

Lần đảo ngược cuối cùng của trái đất xảy ra khoảng 780.000 năm về trước, khi trên trái đất đã có nhiều loài thuộc chi người đi lang thang và xây dựng những bộ lạc sơ khai, nhưng người hiện đại Homo Sapiens chúng ta thì còn lâu mới ra đời. Ước tính hành tinh của chúng ta đã đảo ngược hàng trăm lần trong suốt lịch sử, trong đó giai đoạn "điên cuồng" nhất rơi vào kỷ Cambri, đảo tới 26 lần trong mỗi triệu năm, theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu Paris (Pháp).

A. Thư (NLĐO/Theo Sputnik, Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm