Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Bão Mặt trời đang hướng thẳng đến Trái đất với vận tốc 1,8 triệu km/giờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà thiên văn học đã đưa ra dự báo rằng trong những ngày tới, bão Mặt trời sẽ di chuyển với tốc độ hơn 1,8 triệu km/giờ, đi qua hệ Mặt Trời và có thể sớm va vào Trái Đất.

Bão mặt trời giải phóng hàng triệu hạt mỗi giờ hướng thẳng về phía Trái đất
Bão mặt trời giải phóng hàng triệu hạt mỗi giờ hướng thẳng về phía Trái đất
Các chuyên gia thời tiết không gian tại NOAA đã đưa ra phân tích về một loại hạt bay ra từ phía nam của Mặt trời. Hon nữa, nhóm chuyên gia còn tiết lộ gió Mặt trời đang đưa những hạt này di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc 500 km/giây (hay 1,8 triệu km/giờ). Với hành trình này từ Mặt trời, cơn bão gió có thể sẽ tới Trái đất vào khoảng 10 ngày tới.
Trang thiên văn Space Weather cho biết: "Một luồng gió Mặt trời đang tiến đến Trái đất. Thời gian đến dự kiến: hơn 1 tuần tới. Nguồn gốc của nó là một lỗ hổng phía nam trong bầu khí quyển của Mặt trời".

Một luồng gió Mặt trời đang đến gần Trái đất
Một luồng gió Mặt trời đang đến gần Trái đất
Các nhà dự báo của NOAA cho rằng tốc độ gió Mặt trời sẽ sớm đạt cực đại và có thể sẽ xuất hiện cực quang ở Bắc Cực. Cực quang được tạo ra khi từ quyển bị xuyên thủng bởi gió Mặt trời làm lệch hướng các hạt, tạo ra các ánh sáng xanh lục và xanh lam tuyệt đẹp. Mặc dù cơn bão Mặt trời này vẫn đang được đánh giá là nằm trong tầm kiếm soát tuy nhiên một số nhà thiên văn học tin rằng một cơn bão lớn hơn có thể sắp xảy ra và trong một thế giới quá phụ thuộc vào công nghệ, hậu quả có thể rất tàn khốc. Do đó, các nhà nghiên cứu đã kêu gọi thành lập một cơ quan để giám sát hoạt động của Mặt trời.

Bão mặt trời có thể gây ra cực quang
Bão mặt trời có thể gây ra cực quang
Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, Nga cho biết: "Một cơn bão Mặt trời lớn có thể làm tắt nguồn điện, sóng truyền hình, mạng internet và thông tin liên lạc vô tuyến, dẫn đến những tác động tiêu cực đáng kể trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Theo một số chuyên gia, thiệt hại từ một sự kiện cực đoan như vậy có thể lên đến vài nghìn tỷ USD và việc khôi phục cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có thể mất tới 10 năm. Do đó, việc hiểu và dự báo các sự kiện như vậy có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc bảo vệ xã hội và công nghệ trước những hiểm họa toàn cầu của thời tiết không gian."

Sự kiện và số liệu của Mặt trời
Sự kiện và số liệu của Mặt trời
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Tiến sĩ Jenny Marcela Rodríguez Gómez, cho biết: "Hiểu được đặc điểm của các vụ phun trào Mặt trời và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong không gian có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về động lực và sự biến đổi của Mặt trời cũng như các cơ chế vật lý đằng sau những sự kiện này". Người này còn cho biết thêm: "Xã hội công nghệ hiện đại của chúng ta cần phải coi trọng vấn đề này, nghiên cứu các hiện tượng thời tiết không gian cực đoan và hiểu tất cả các tương tác giữa Mặt trời và Trái đất là điều dường như bắt buộc phải làm."
Phần lớn, từ trường của Trái đất bảo vệ con người khỏi làn sóng bức xạ, nhưng không thể che chở con người trong các cơn bão Mặt trời. Gió Mặt trời có thể đốt nóng bầu khí quyển bên ngoài của Trái đất, khiến nó nở ra, điều này có thể ảnh hưởng đến các vệ tinh trên quỹ đạo, có khả năng dẫn đến thiếu định vị GPS, tín hiệu điện thoại di động và truyền hình vệ tinh.
Lê Phương (express.co.uk/Dân Việt)
https://danviet.vn/bao-mat-troi-dang-huong-thang-den-trai-dat-voi-van-toc-18-trieu-km-gio-20210122103127591.htm

Có thể bạn quan tâm