Chị em phụ nữ buộc phải biết điều này khi mua trái cây nhập khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nếu bạn mua trái cây cho con nhỏ ăn dặm và bổ sung vitamin thì nên chọn các loại trái cây có dán tem bắt đầu với chữ số 9.

 

 


Rất nhiều chị em thường xuyên mua trái cây trong các siêu thị, cửa hàng trái cây nhập khẩu và nghĩ rằng có thể yên tâm về chất lượng, độ an toàn. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. Bạn cần trang bị cho mình kiến thức về tem nhãn dán trên trái cây.

Mã số trên tem được gọi là PLU code, viết tắt của từ Price Look-up. Các loại mã này được sử dụng trên toàn thế giới bắt đầu từ đầu những năm 90. Biết được mã PLU sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm mà gia đình mình ưu tiên dùng.

- Nếu tem có 4 chữ số, bắt đầu bằng số 3, ví dụ như 3020, thì đó là kí hiệu của trái cây được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa. Công nghệ chiếu xạ thực phẩm này sử dụng chính nguồn năng lượng bức xạ ion để xử lý thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

- Nếu trên tem có 4 chữ số, bắt đầu bằng số 4, chẳng hạn như 4139, có nghĩa nó được trồng theo cách thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ, ... theo liều lượng đúng quy chuẩn.

- Nếu trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 9, chẳng hạn như 94750, có nghĩa rằng loại trái cây đó được trồng hữu cơ. Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được Chứng nhận hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế. Vì vậy, nếu bạn mua trái cây cho con nhỏ ăn dặm và bổ sung vitamin thì nên chọn các loại trái cây có dán tem bắt đầu với chữ số 9.

 

a
Những loại trái cây trên tem bắt đầu bằng số 9 thường an toàn.


- Nếu trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 8, đây là loại trái cây đó đã bị biến đổi gene (GMO - Genetically Modified Organism). Ví dụ đơn giản là, một loại chuối thông thường có mã là 4011, nhưng nếu đó là 84139 thì có nghĩa là loại chuối đó là chuối đã biến đổi gen. Một quả cam có mã 8388 thì là cam đã biến đổi gen... Hiện nay nông sản biến đổi gen đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một vài quốc gia Châu Á khác nên trên thực tế, bạn không thấy trái cây dán mác mã 8####.

Hiện nay, tại các siêu thị, cửa hàng bán trái cây nhập khẩu của Việt Nam, trái cây thường có nhóm tem 3### và 4###. Đặc điểm chung của nhóm này là giá cả phải chăng, hình thức bắt mắt, đa dạng từ màu sắc tới chủng loại vô cùng phong phú.

Riêng các loại nông sản bắt đầu bằng dãy số 9 (đạt chuẩn Organic) thường có giá tương đối cao và chủ yếu bán tại một vài cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây, thực phẩm nhập khẩu.

Theo giadinh.net


Lời khuyên cho người tiêu dùng khi mua trái cây nhập khẩu:

- Trước khi ăn trái cây, hãy ngâm chúng vào nước muối loãng khoảng 30 phút để làm tan dư lượng hóa chất bảo quản ngấm vào vỏ.

- Nên gọt, bóc vỏ trái cây.

- Khi bổ trái cây ra, thấy ruột có dấu hiệu nhũn, màu khác thường thì nên vứt bỏ.

Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn trái cây Trung Quốc với trái cây nhập khẩu từ Úc, New Zealand, Mỹ, bạn có thể phân biệt nhờ một số dấu hiệu bề ngoài:

- Táo: Táo có nguồn gốc từ Úc, Mỹ, Newzeland đều có màu đậm, mùi thơm nổi bật, thịt vàng và vị ngọt sắc, vỏ giòn. Còn táo Trung Quốc thường có màu phấn hồng hay hồng nhạt, có đốm trắng do có thuốc bảo quản, thịt xốp màu trắng ngà và có vị hơi lợ, vỏ chát.

- Nho: Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ, Úc vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt.

Có thể bạn quan tâm