Xã hội

Chính sách mới về chuyển tuyến bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 2.2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ tháng 2.2022, một số chính sách về chuyển tuyến bảo hiểm y tế sẽ có sự thay đổi.

Chuyển tuyến với việc thực hiện dịch vụ cận lâm sàng trong khám chữa bệnh

Theo đó, Thông tư 35/2021/TT-BYT sửa đổi bổ sung Thông tư 30/2020/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15.2.2022 quy định:

Để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán dịch vụ cận lâm sàng không thuộc danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế được phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thực tế cần thiết cho các hoạt động chuyên môn đối với một số bệnh truyền nhiễm, gồm: Lao, viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS, SARS-CoV-2, sốt xuất huyết.

Quy định này được áp dụng với các trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú từ tuyến huyện trở lên, đồng thời phải thuộc các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm được ghi nhận tại Phụ lục của Thông tư 35.

Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm lập danh sách các dịch vụ cận lâm sàng cần chuyển và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để biết và ký bổ sung phụ lục hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trước khi thực hiện.

Điều chỉnh quy định về chuyển tuyến khám chữa bệnh đối với bệnh nhân lao

Cũng trong ngày 15.2.2022, Thông tư 36/2021/TT-BYT sẽ chính thức thay thế Thông tư số 04/2016/TT-BYT quy định về khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến bệnh lao.

Theo đó, từ ngày 15.2, người mắc bệnh lao kháng thuốc đăng ký khám chữaz bệnh ban đầu tại tuyến huyện được chuyển lên tất cả các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương, bao gồm:

Cơ sở khám chữa bệnh: Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa; bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện hạng đặc biệt, Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám chữa bệnh khác thuộc Bộ Quốc phòng.

Các bệnh viện, viện chuyên khoa có giường bệnh thuộc Bộ Y tế.

Trước đây, tại Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT, người mắc bệnh lao kháng thuốc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến huyện còn được coi là đúng tuyến nếu chuyển lên một số cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh:

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, bệnh viện Phổi, bệnh viện có chuyên khoa lao và bệnh phổi cấp tỉnh được giao nhiệm vụ điều trị lao kháng thuốc.

https://laodong.vn/giai-dap-phap-luat/di-kham-chua-benh-trai-tuyen-duoc-bao-hiem-y-te-chi-tra-the-nao-999059.ldo
 

Theo Minh Hương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm