Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Chờ đón những hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 11

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mưa sao băng, siêu trăng, sao Thiên Vương nghịch đảo là những hiện tượng thiên văn kỳ thú với những người yêu thích ngắm nhìn bầu trời vào tháng 11.

Siêu trăng được quan sát ở bang Shan của Myanmar. Ảnh: AFP
Siêu trăng được quan sát ở bang Shan của Myanmar. Ảnh: AFP



Theo Science Times, tháng 11 sắp tới mang lại cơ hội tuyệt vời cho những người thích ngắm nhìn bầu trời đêm với hàng loạt sự kiện thiên văn thú vị, từ siêu trăng cho tới mưa sao băng.

Siêu trăng

Theo NASA, nhà chiêm tinh học Richard Nolle đã phát minh ra từ "siêu trăng" vào năm 1979. Hiện tượng này ám chỉ thời điểm trăng tròn hoặc trăng non xảy ra khi vệ tinh của chúng ta tiến gần hành tinh nhất. Ngày trăng non tiếp theo, 4.11 cũng được coi là siêu trăng.

Mặc dù các những đêm trăng tròn nhận được nhiều sự chú ý hơn, nhưng trăng non mang lại cơ hội nhìn ngắm bầu trời rất rõ ràng vì ánh sáng từ mặt trăng không cản trở tầm nhìn của chúng ta ra bầu trời đêm.

Sao Thiên Vương nghịch đảo

NASA cho biết, sao Thiên Vương cũng sẽ đi vào trạng thái nghịch đảo vào ngày 4.11, khi đó hành tinh này sẽ tiến gần Trái đất và sáng nhất. Mặc dù vẫn chưa được coi là hành tinh có thể nhìn thấy được, nhưng sự kiện này sẽ giúp sao Thiên Vương đủ sáng để những người thị lực mạnh có thể nhìn thấy nó trong điều kiện hoàn hảo nhất.

Cùng với sự kiện trăng non ngày 4.11, sao Thiên Vương có thể được quan sát mà không bị ánh sáng của Mặt trăng cản trở.

Những quả cầu lửa Halloween

Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS), mưa sao băng Taurids ở nam bán cầu sẽ hoạt động trong hơn hai tháng, từ ngày 28.9 đến ngày 2.12, với cực điểm rơi vào đêm 4-5.11. Đây cũng là thời điểm có trăng non, mang đến cho những người theo dõi cơ hội tuyệt vời để nhìn ngắm mưa sao băng.

Bên cạnh đó, ở bắc bán cầu, mưa sao băng sẽ diễn ra vào ngày 11-12.11. Tuy nhiên, việc theo dõi sự kiện này có thể sẽ gặp một số cản trở do ánh sáng của mặt trăng vào hôm đó. Mưa sao băng Taurids xảy ra đồng thời ở cả hai bán cầu là sự kiện đáng chú ý với những người yêu thích thiên văn trong tháng 11.

 

Một trận mưa sao băng nhìn từ Myanmar. Ảnh: AFP
Một trận mưa sao băng nhìn từ Myanmar. Ảnh: AFP


Mưa sao băng Leonid

Một trận mưa sao băng khác, Leonid, sẽ đạt cực điểm chỉ vài ngày sau đó, vào ngày 17-18.11. Mặc dù thực tế là mặt trăng sẽ gần tròn vào khoảng thời gian này, những người theo dõi có thể mong đợi quan sát được đầy đủ 15 thành viên của mưa sao băng Leonid từ nay cho đến năm 2030.

Nguyệt thực một phần

Vào ngày 19.11 sẽ có một lý do khác khiến cho những người ưa thích ngắm nhìn bầu trời vui mừng, đó là nguyệt thực một phần. Theo Time and Date, sự kiện này có thể dễ dàng được theo dõi từ nhiều nơi trên thế giới. Nó còn được gọi là "trăng tròn nhỏ" vì nó rơi đúng vào ngày trăng tròn.

https://laodong.vn/the-gioi/cho-don-nhung-hien-tuong-thien-van-ky-thu-thang-11-968888.ldo

Theo Anh Vũ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm