Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Chú chim "như máy bay phản lực", vượt hơn 12.000 km trong 11 ngày không nghỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn vừa phá kỷ lục khi bay hơn 12.000 km từ Alaska đến New Zealand trong 11 ngày không ngừng nghỉ.
 

Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn là loài chim sống ở vùng Alaska, kiếm ăn ở khu vực gần nước. Mỏ dài giúp chim thọc sâu được xuống dưới bùn để lôi con mồi lên.
Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn là loài chim sống ở vùng Alaska, kiếm ăn ở khu vực gần nước. Mỏ dài giúp chim thọc sâu được xuống dưới bùn để lôi con mồi lên.


Con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn (bar-tailed godwit) được các nhà nghiên cứu đặt tên là 4BBRW, theo thứ tự màu sắc của vòng theo dõi đeo trên chân của nó.

4BBRW khởi hành từ tây nam Alaska vào ngày 16-9 và đến vịnh phía đông Auckland sau đó 11 ngày. Tổng quãng đường con chim nhỏ này bay được là 12.070 km.

Giáo sư Theunis Piersma (Đại học Groningen), thành viên nhóm nghiên cứu Mạng lưới bay toàn cầu, chuyên theo dõi các hành trình di cư của động vật, ví von hành trình bay của 4BBRW "chẳng khác nào một chiếc máy bay phản lực".

Trước thời điểm di cư vài tháng, chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn ăn rất nhiều giun, động vật có vỏ và rong biển để tích trữ chất béo, tăng kích thước cơ thể nhưng sát ngày di chuyển, lượng chất béo này giảm xuống còn một nửa.

Thậm chí các nhà nghiên cứu còn phát hiện những con chim này có thể "thu nhỏ" cả dạ dày và gan, bằng việc thải phân dọc đường để giảm tải trọng lượng, đảm bảo sức khỏe cho hành trình bay xa.

Hành trình bắt đầu từ nơi làm tổ của chúng ở lãnh nguyên Alaska, băng qua Thái Bình Dương để đến New Zeland, với tốc độ gần 90km/giờ liên tục trong suốt cả quãng đường.

Theo giáo sư Piersma, những con chim này đã bay hoàn toàn trong thời gian đó mà không hề đáp xuống một lần nào, không ăn và cũng không nghỉ. 4BBRW có thể đã bay nhanh hơn nữa nhưng những cơn gió mùa đông mạnh có thể đã khiến nó bay chệch hướng khiến hành trình dài hơn.

"Vào thời điểm đến New Zealand, cơ thể chúng hoàn toàn trống rỗng. Sau đó những con chim này sẽ kiếm mồi và hồi phục cơ thể bằng cách ngủ bù vài ngày sau đó", giáo sư Piersma cho biết.

Kỷ lục bay xa không nghỉ trước đây thuộc về một con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn khác với quãng đường 10.000 km vào năm 2007.

 

Chú chim "như máy bay phản lực", vượt hơn 12.000 km trong 11 ngày không nghỉ ảnh 2
 

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được làm thế nào những con chim có thể di chuyển ở khoảng cách xa như vậy.

Đặc điểm cơ thể thon gọn, đôi cánh dài có thể là một trong những lợi thế để bay nhanh, nhưng vì sao loài chim này có thể bay liên tục hàng chục ngày liền không nghỉ vẫn là một bí ẩn.

Để bù lại cho giấc ngủ bị mất trong thời gian bay những chuyến xuyên đêm rất dài, những chú chim di cư đã phải "ngủ bù" bằng hàng trăm giấc ngủ 1 ngày, mỗi giấc chỉ kéo dài vài giây. Đây là công bố mới của các nhà khoa học nghiên cứu động vật.

Theo MINH HẢI (TTO)

Có thể bạn quan tâm