Phóng sự - Ký sự

Đak Đoa quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) quan tâm. Các học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề đã áp dụng kiến thức học được vào sản xuất, chăn nuôi tại gia đình, từ đó nâng cao thu nhập, giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Giai đoạn năm 2016 - 2020, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đak Đoa đã mở được 22 lớp dạy nghề cho lao động thu hút 678 học viên tham gia học nghề như: các lớp nghề Chăn nuôi, trồng trọt, nghề Nề, sửa chữa máy Nông nghiệp.... góp phần thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Giai đoạn năm 2016-2020, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa đã mở được 22 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, thu hút 678 học viên tham gia học các nghề như: chăn nuôi, trồng trọt, nghề nề, sửa chữa máy nông nghiệp.... 
Thầy Đặng Ngọc Linh GV dạy nghề Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đak Đoa giới thiệu tư vấn nghề nông nghiệp có các em học sinh tại trung tâm.
Thầy Đặng Ngọc Linh (thứ 3 từ phải sang)-giáo viên dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa giới thiệu về các loại máy nông nghiệp cho học viên.
Học sinh người dân tộc ở huyện Đak Đoa được Trung tâm GDNN- GDTX đào tạo nghề may. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững. 4.Các học viên ở xã Hnol huyện Đak Đoa tham học nghề sửa chữa máy nông nghiệp.
Một lớp đào tạo nghề may cho lao động người dân tộc thiểu số ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa. 
Các học viên ở xã Hnol huyện Đak Đoa tham học nghề sửa chữa máy nông nghiệp.
Các học viên ở xã Hnol (huyện Đak Đoa) tham gia học nghề sửa chữa máy nông nghiệp.
Anh Brinh ở làng Rơng xã Hnol huyện Đak Đoa tham gia lớp sửa chữa máy nông nghiệp nói:
Sau khi tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp, anh Brinh (bìa trái; xã Hnol, huyện Đak Đoa) cho biết: "Trước đây, khi chưa học, mình không biết gì về máy móc nên nhiều lúc máy bị hỏng không sửa được, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Giờ mình đã biết cách bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất của gia đình".
Được hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, Chị Đeih làng Wêt xã Glar huyện Đak Đoa làm gần 1 sào rau xanh, không chỉ có rau sạch cho gia đình mà còn giúp chị có thêm nguồn thu nhập gần 30 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng rau.
Được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chị Đeih (bìa trái; làng Wết, xã Glar, huyện Đak Đoa) trồng gần 1 sào rau xanh. Không chỉ có rau sạch phục vụ bữa ăn gia đình mà chị còn có thêm nguồn thu nhập gần 30 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng rau.
Sau khi học qua lớp dạy nghề nề hoàn thiện, anh Nal làng O Yố , xã Ia Băng, huyện Đak Đoa, đã tham gia xây dựng nhiều ngôi nhà ở xã. Đem lại nguồn thu nhập ổn định cho cho gia đình với mức từ 250 nghàn đồng/người/ngày.
Sau khi học lớp dạy nghề nề hoàn thiện, anh Nal (thứ 2 từ trái sang; làng O Yố, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) đã tham gia xây dựng nhiều ngôi nhà ở xã, tạo nguồn thu nhập ổn định.
Bà Võ Hoài Ân, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện, cho biết: Các học viên đã phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần củng cố tiêu chí số 12 về “Lao động có việc làm” trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của huyện.
Bà Võ Hoài Ân-Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa-cho biết: Các học viên đã phát huy được nghề học được ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân. Qua đó, góp phần củng cố tiêu chí lao động có việc làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện.

ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm