Thời sự - Bình luận

Để luật không còn bị 'cong vênh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những cam kết, nỗ lực của Chính phủ nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, giẫm chân, cũng như phòng chống lợi ích nhóm trong xây dựng luật đã được thể hiện rõ.
Ảnh: Interner

Ảnh: Interner

Song, chủ trương này sẽ gặp thách thức lớn nếu còn tình trạng "trên thông dưới tắc", luật không theo kịp thực tiễn, còn cán bộ làm luật thiếu năng lực.

Tại kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, Chính phủ đang trình Quốc hội cho thông qua sớm 4 luật gồm: luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2023, luật Kinh doanh bất động sản 2023, luật Các tổ chức tín dụng 2024. Thời hạn mới là 1.8.2024 thay vì 1.1.2025. Đây là tin rất vui, vì sẽ sớm khơi thông được dòng vốn, gỡ khó cho thị trường bất động sản, doanh nghiệp... thúc đẩy tăng trưởng GDP, giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhà ở. Cũng trong tháng 7 này, chính sách tiền lương mới cũng sẽ được triển khai. Cùng với đó là một loạt các luật mới về bảo hiểm xã hội... Luật thông sớm, nghị định, thông tư theo sau - trên dưới thống nhất, kịp thời là điều mà người dân, doanh nghiệp luôn luôn mong mỏi.

Tuy nhiên, lợi ích đó có thành hiện thực hay không, quyết định nằm ở quá trình thực thi và cam kết của Chính phủ.

Cam kết ấy có thể thông qua những kế hoạch, lộ trình về việc triển khai sớm các dự án luật, mà khi nhìn vào, người dân, doanh nghiệp có thể tin tưởng vào những lợi ích sẽ mang lại, hoặc nếu có vướng mắc, phát sinh thì cũng không quá bị động, khó khăn. Chưa kể, lộ trình có rồi nhưng con người cũng phải tốt để thực hiện cho đúng lộ trình đó. Muốn tốt, đội ngũ cán bộ thực thi, nhất là ở cấp cơ sở, phải được tập huấn, trang bị đầy đủ nhận thức khi áp dụng quy định tại luật mới. Đội ngũ này có thông suốt thì lợi ích từ chính sách mới đến tay người dân, doanh nghiệp; nếu trì trệ, lúng túng, lợi ích sẽ mãi chỉ nằm trên giấy.

Bên cạnh đó, còn tình trạng "khoảng trống pháp luật" chính là tình trạng luật "vênh" với thực tiễn, không bao quát, không đáp ứng kịp thời những phát sinh mà thực tiễn tạo ra. Câu chuyện này xảy ra nhiều, được Báo Thanh Niên phản ánh trong loạt bài Pháp luật còn chồng chéo, vướng mắc. Ở đó, có những quy định đã quá lạc hậu nhưng chưa được thay đổi, hoặc muốn thay đổi lại phải chờ quy trình, thủ tục. Khoảng trống này không chỉ khiến người dân, doanh nghiệp mà ngay chính đội ngũ cán bộ thực thi gặp khó khăn. Vì thế, chính sách pháp luật muốn đi vào cuộc sống thì phải bám sát, kịp thời thay đổi khi cuộc sống có những "hơi thở" mới.

Việc đề xuất triển khai sớm luật Đất đai cùng 3 dự luật khác cũng không nằm ngoài đòi hỏi trên. Với phạm vi điều chỉnh vô cùng đồ sộ, tác động đến nhiều mặt đời sống, các luật này có phát huy hiệu quả hay không không đơn thuần chỉ là áp dụng sớm hay muộn, mà phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống văn bản dưới luật, gồm các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Hệ thống ấy phải đủ minh bạch, chặt chẽ, đảm bảo soi chiếu đến mọi ngóc ngách của thực tiễn. Ngược lại, luật có hiệu lực sớm nhưng hệ thống văn bản dưới luật không được ban hành kịp thời, không vận hành trơn tru, thì yếu tố sớm không những không hiệu quả mà còn tạo ra lực cản, vướng mắc.

Có thể bạn quan tâm